Người Trung Quốc Thích Đặc Sản Gì Ở Việt Nam

Người Trung Quốc Thích Đặc Sản Gì Ở Việt Nam

Khảo sát được thực hiện qua WeChat và nền tảng dịch vụ du lịch Fliggy bởi nhóm tư vấn khách sạn C9 Hotel works và Delivering Asia Communications với khoảng hơn 1.000 người. Gần một nửa trong số đó đã đồng ý khi được hỏi liệu họ có đến Việt Nam du lịch hay không. Nhiều người bày tỏ họ thích tự đến Việt Nam hơn là theo đoàn du lịch.

Khảo sát được thực hiện qua WeChat và nền tảng dịch vụ du lịch Fliggy bởi nhóm tư vấn khách sạn C9 Hotel works và Delivering Asia Communications với khoảng hơn 1.000 người. Gần một nửa trong số đó đã đồng ý khi được hỏi liệu họ có đến Việt Nam du lịch hay không. Nhiều người bày tỏ họ thích tự đến Việt Nam hơn là theo đoàn du lịch.

Có nên XKLD Hàn Quốc ngành sản xuất chế tạo hay không?

Dưới đây là những lý do mà người lao động nên tham gia XKLD Hàn Quốc ngành sản xuất chế tạo:

Theo quy định của Chương trình EPS, tổng chi phí xuất khẩu lao động ngành sản xuất chế tạo khá thấp, bao gồm các khoản sau:

Tổng chi phí ngành sản xuất chế tạo XKLD Hàn Quốc theo diện visa E9 chỉ dao động từ 26-28 triệu đồng. Ngoài ra, người lao động còn được chủ doanh nghiệp hỗ trợ miễn phí chỗ ở, được trợ cấp tiền ăn và nhiều dịch vụ miễn phí khác nữa. Đây là cơ hội giúp người lao động có thể tiết kiệm được thu nhập nhiều hơn.

Các ngành sản xuất chế tạo ở Hàn Quốc phổ biến

Các ngành sản xuất chế tạo ở Hàn Quốc phổ biến đối với người lao động bao gồm:

+ E9 Hàn Quốc Gồm Những Ngành Nào 2024?

+ Visa E9 Hàn Quốc Là Gì – Tất Tần Tật Thông Tin Về Visa E9

Tiềm năng phát triển của ngành sản xuất chế tạo tại Hàn Quốc

Ngành sản xuất chế tạo đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc. Năm 2022, ngành này chiếm khoảng 29% GDP của cả nước, tạo ra hơn 10 triệu việc làm. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng có cơ sở hạ tầng sản xuất hiện đại, cùng với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển của Chính phủ.

Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó, quốc gia này lại đang có xu hướng già hoá dân số. Vì thế, quốc gia này đang thiếu hụt lực lượng lao động trẻ, có tay nghề cao trong ngành sản xuất chế tạo. Chính vì vậy, quốc gia này đã mở cửa chào đón người lao động đến từ các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Sản xuất chế tạo E9 đã trở thành một trong những ngành XKLD Hàn Quốc phổ biến nhất hiện nay.

Cơ hội học hỏi, nâng cao tay nghề

Lao động đi XKLD Hàn Quốc ngành sản xuất chế tạo sẽ được đào tạo bài bản về tay nghề, kỹ năng làm việc. Người lao động được tiếp cận với những công nghệ, máy móc hiện đại và tiên tiến nhất trên thế giới. Đây là cơ hội tốt để lao động nâng cao tay nghề và tích lũy kinh nghiệm làm việc. Sau khi trở về nước, với kinh nghiệm sẵn có của mình, người lao động có thể dễ dàng tìm được công việc phù hợp.

Mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn

Một trong những lý do chính người lao động nên tham gia XKLD EPS ngành sản xuất chế tạo đó là bởi mức thu nhập hàng tháng của lĩnh vực này thường rất cao. Mỗi tháng, người lao động có thể kiếm được từ 25-35 triệu đồng, chưa tính tiền làm thêm. Ngoài ra, lao động còn được hưởng các chế độ đãi ngộ khác như bảo hiểm, bảo hiểm xã hội,…

Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp về ngành sản xuất chế tạo ở Hàn Quốc sẽ giúp bạn đưa ra được quyết định đúng đắn nhất trong chặng đường tương lai. Đây là một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ với cơ hội nghề nghiệp rộng mở và mức thu nhập cực kỳ hấp dẫn.

Địa chỉ: 18 P. Miếu Đầm, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Hotline: 0904 666 888; 0903 888 666

Tôi đã từng xem nhiều chuyện là kinh khủng, như việc người ta đi tiểu ngay ngoài đường, nhưng giờ thì tôi đã quen với việc đó rồi. Chuyện đó cũng chẳng khiến tôi lo lắng nữa. Tôi nghĩ chuyện bỏ đá vào nước cũng không quan trọng và chuyện xả rác thì không phải nơi nào cũng có. Sau nhiều năm sống ở Việt Nam, tôi thấy những điều đó không phải lúc nào cũng đúng.

Sốc văn hóa là một điều kì lạ. Nó cũng giống như nỗi đau khi ai đó mất đi vậy. Mỗi người có một kiểu phản ứng riêng. Đó là phản ứng khi bạn ở trên một đất nước xa lạ và mọi thứ thật khác biệt, và bạn phải đấu tranh để lý giải những chuyện xảy ra xung quanh mình. Nếu bạn là một người khách du lịch, bạn sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởi vì bạn có thể trở về nhà sau khi tham quan một đất nước nào đó.

Đối với những người như tôi, việc sống một thời gian dài ở nước ngoài có thể là khá căng thẳng cho đến khi bạn làm quen được với thức ăn, văn hóa, cách sống và khoảng cách to lớn giữa suy nghĩ của bạn và tư duy của người bản địa. Bạn có thể sẽ khá ngạc nhiên khi có người bỏ cuộc và trở về đất nước họ, trong khi nhiều người khác lại có thể hòa nhập vào một nền văn hóa khác mà không gặp bất cứ vấn đề lớn nào.

Stivi Cooke - Ảnh nhân vật cung cấp

Tôi còn nhớ chuyến đi đến Việt Nam vào giữa một đêm mùa hè năm 2006 cùng một người bạn người Úc. Chúng tôi đến Hà Nội trước khi đến Hội An. Quãng đường đi tìm khách sạn đêm đó đột nhiên trở nên bão táp khi nhiều người lái xe ầm ầm vụt qua sát chỗ tôi đứng, đến nỗi tôi có cảm giác sẽ bắt được tay họ, cộng với mùi thức ăn từ những chiếc xe đẩy và hàng loạt tiếng ồn bao vây chúng tôi.

Anh bạn tôi sợ chết khiếp và chửi thề suốt đường đi. Cuối cùng chúng tôi cũng tìm được một khách sạn mở cửa trễ ở ngay góc đường, nơi chúng tôi có thể vừa nhấm nháp chút bia lạnh và bò bít tết, vừa ngắm nhìn sự “điên loạn” của giao thông Hà Nội. Anh bạn tôi thề sẽ ở lì trong phòng khách sạn đến ngày chúng tôi về Hội An và sẽ không bao giờ bước ra đường một khi còn ở Hà Nội.

Nhưng tôi thì lại thấy khá thích thú, và ngày hôm sau tôi quyết định dạo quanh thành phố bằng xích lô. Sau này khi về sống ở Hội An rồi, tôi nhận ra mình đã yêu Việt Nam tự khi nào, vì những lí do mà dù đã sống ở đây 7 năm trời, tôi vẫn chưa thể hiểu hết được.

Dù vậy, cuộc sống ở đây chưa bao giờ là quá dễ dàng. Những nỗi thất vọng về mặt giao tiếp cũng như những nhu cầu về cuộc sống không được đáp ứng dần ăn mòn sự kiên nhẫn và thông cảm của bạn dành cho các thói quen bản địa. Mọi thứ bắt đầu có sự phân biệt rõ ràng - cái này là tốt, cái kia là kinh khủng, tôi ghét khi người Việt Nam làm thế này, làm thế kia, tại sao họ không thể suy nghĩ giống tôi, tại sao nó đơn giản với tôi vậy mà họ lại chẳng thể nghĩ vậy…, hàng tá những thứ có thể gây khó chịu.

Một chuyện làm tôi khó chịu là người Việt Nam để tay họ ướt đầm mô hồi lúc bắt tay với tôi. Trời ơi, tôi nghĩ: Sao vậy? Sao họ không lau tay? Họ không biết về các nguy cơ lây bệnh ư? Một điều khác nữa là một số người tôi biết, họ thường hay không biết nhận sai. Tôi không mất nhiều thời gian để hiểu hành động lắc lắc hai tay trên không có nghĩa là “Tôi không biết và tôi không nói gì đâu nha.”

Tuy nhiên, tôi học cách sống với những khác biệt đó bằng cách cố gắng hiểu - đặt câu hỏi - tại sao bạn lại làm như vậy? Thêm nữa, tôi cũng dành thời gian để nhìn cuộc sống theo quan điểm của người Việt Nam - đôi khi họ tập trung vào chuyện họ làm sao cho có hiệu quả mà quên mất rằng việc mình làm có thể ảnh hưởng đến người khác. Mọi thứ bắt đầu dễ hiểu từ đây.

Không "vuốt đuôi" những lời miệt thị

Tôi thấy việc người nước ngoài có cái nhìn không thiện cảm với một số hành vi của người Việt Nam là điều không có gì khó hiểu. Mỗi nền văn hóa có những đặc trưng riêng của nó và chấp nhận sự khác biệt là một trong những nguyên tắc sống của những công dân toàn cầu. Chúng ta chấp nhận và tôn trọng những lời góp ý chân tình chứ không bao giờ nên "vuốt đuôi" cho những lời miệt thị, xúc phạm.

Không bàn về những vấn đề tồn tại của một bộ phận người Việt như xả rác bừa bãi, hay khạc nhổ, hút thuốc nơi công cộng, bấm còi xe ồn ào... bởi nếu đã gọi là "vấn đề tồn tại" thì mỗi người có ý thức, trách nhiệm trong cộng đồng sẽ tìm phương thức giải quyết nó, dù rằng chỉ trên một phạm vi nhỏ trong gia đình, làng xóm. Với những người không có ý thức, những hình thức chế tài sẽ có chỗ dành cho họ.

Tôi đọc được chuyện một ông thầy nói rằng thói quen cho đá vào mọi thứ để uống của người Việt Nam là “horrible” (tởm lợm). Tôi cho rằng đây là cách nói xúc phạm người khác. Nếu không hiểu căn nguyên cách ăn, cách uống của một quốc gia thì việc đưa ra những bình phẩm thiếu khách quan, mang tính miệt thị sẽ thể hiện sự thiếu tôn trọng và thiếu hiểu biết của chính bạn.

Tôi tán đồng với quan điểm cần có văn hóa thẳng trong tiếp nhận phê bình, góp ý. Nhưng cái thẳng này phải đi kèm với cái đúng và sự tôn trọng mà đối phương dành cho mình. Không thể nào tôn trọng một lời góp ý được nói ra với mục đích xúc phạm. Lời góp ý đó, dù thẳng đến mấy cũng là vô giá trị bởi người góp ý mặc nhiên không hề muốn xây dựng mà chỉ muốn đưa ra cái nhìn "khinh bỉ" của mình mà thôi.

Sau lần bố bị cướp bằng súng ở cửa hàng tiện lợi, Zach, 30 tuổi, ở bang Oregon, Mỹ lập tức lên kế hoạch chuyển đến châu Á sinh sống để có môi trường an toàn hơn.

Là giáo viên ngành ngôn ngữ, Zach có nhiều lựa chọn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Nhưng một lần tình cờ đọc được chỉ số ổn định an toàn ở Việt Nam thêm một số bạn bè gợi ý mức sống ở đây rẻ, người dân thân thiện, đầu năm 2023 anh nhấn nút nộp hồ sơ và chuyển đến TP HCM.

Trở thành một giáo viên tiểu học ở quận Gò Vấp, nhìn lũ trẻ con vô tư chơi đùa bất kể ngày đêm, Zach nhận ra mình đã lựa chọn đúng. Ở Mỹ, anh đã quen với các vụ bạo lực súng. Năm ngoái, trường trung học ở TP Portland của anh đã phải sơ tán do có nổ súng gần đó. Học sinh luôn được dạy kỹ năng thoát hiểm từ khi còn bé. "Súng đạn vẫn là nỗi ám ảnh đáng sợ với người Mỹ", Zach kể.

Điểm không an toàn duy nhất ở TP HCM mà Zach được bạn bè cảnh báo trước là không nên nghe điện thoại trên đường phố nhưng anh chưa bị giật lần nào. Dịp Tết 2024, bạn của Zach bị kẻ gian rạch túi lấy cắp tiền, điện thoại trong lúc xem pháo hoa nhưng thủ phạm nhanh chóng bị bắt giữ.

"Tội phạm trộm cướp, lừa đảo ở quốc gia nào cũng có", Zach nói. "Nhưng ở đây, tôi luôn cảm thấy được an toàn".

Maximilian Rolf ở phố cổ Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Gần hai năm sống ở Hà Nội, Maximilian Rolf nói hạnh phúc khi được tận hưởng nhịp sống yên bình nơi đây. Ở Việt Nam, đời sống về đêm khá sôi nổi. Cửa hàng mở tận khuya, người dân bày bán thức ăn trên hè phố. Maximilian tự tin cầm máy quay đi dọc khắp phố phường Hà Nội để ghi lại cuộc sống, khác với khi ở Đức anh thường về nhà trước buổi tối.

Một trong những điều khiến anh ngạc nhiên nhất là các ngôi nhà gần như không bao giờ khóa cửa trừ lúc đi ngủ. Hàng xóm sẽ canh hộ hoặc có người lạ đột nhập vào cộng đồng, họ sẽ báo công an hoặc dò hỏi giúp.

Một lần, Maximilian sốc khi chứng kiến người Việt cùng nhau bắt cướp. Ở Đức, việc này chỉ có cảnh sát dám làm vì rất nguy hiểm. "Tôi cảm giác được sống trong sự bảo bọc bởi người dân nơi đây", anh kể.

Năm 2023, khảo sát của mạng lưới người sống ở nước ngoài lớn nhất thế giới Internations ghi nhận kết quả Việt Nam đứng trong top 15 quốc gia tốt nhất cho người nước ngoài, trong đó chỉ số được đánh giá cao nhất là an toàn và an ninh. Ở châu Á, Việt Nam xếp sau Đài Loan (Trung Quốc), UAE, Singapore, Bahrain, Qatar, Oman, Hàn Quốc, Nhật Bản, Saudi Arabia và đứng thứ 35 toàn cầu về chỉ số này.

Nhà nghiên cứu văn hóa, PGS.TS Phạm Ngọc Trung, nguyên trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng nhận xét của Maximilian là chính xác. Ông đã gặp rất nhiều người nước ngoài tự tin một mình đi xuyên Việt, khám phá mọi nơi bằng xe máy nhưng không sợ trộm cướp. Ở Việt Nam, người dân luôn chào đón và có cái nhìn tích cực về khách nước ngoài, tạo điều kiện để họ có thể học hỏi, giao lưu văn hóa.

"Đây là dấu hiệu tích cực đối với sự phát triển của đất nước trên mọi phương diện từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội", ông Trung nói.

Andrea Gallo trong chuyến đi phượt ở miền Bắc, tháng 8/2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Andrea Gallo, người Italy, thừa nhận điều này. Anh đến Hà Nội 12 năm trước bằng học bổng của trường đại học. Anh thường đi phượt bằng xe máy bất kỳ khi nào có cơ hội, điều Andrea không thể làm ở quê hương anh, TP Napoli.

Andrea nói hơn hết, sự an toàn ở Việt Nam cho phép anh làm điều đó. Nếu chẳng may bị lạc đường ở quê nhà, anh sẽ lo lắng bởi tình trạng cướp bóc, lừa lọc, phải về chỗ nghỉ trước khi trời tối. Nhưng ở Việt Nam, lạc đường có thể cho anh một khám phá thú vị về ngõ ngách, người dân luôn thân thiện và không bị đe dọa bởi mối nguy hiểm nào.

Mùa đông ở Italy, Andrea thường thấy người vô gia cư trú ẩn ở các ga tàu, họ cố gắng xin tiền hoặc trộm của du khách. Nó hình thành nên làn sóng phổ biến hơn, khiến người ta có câu Opportunity makes a man a thief - Cơ hội tạo nên kẻ trộm.

Chàng trai nhận định mình vẫn có thể sống ổn định ở Italy nhưng ở Hà Nội, anh thấy xã hội hướng về cộng đồng, thay vì cá nhân cho người ta cảm giác an toàn hơn.

"Tôi nghĩ đó là lý do nhiều người chọn Việt Nam và xem đây như quê hương của mình", Andrea nói.