Thăng Long 2

Thăng Long 2

Isuzu Thăng Long – Sản phẩm khuyến mại đặc biệt

Isuzu Thăng Long – Sản phẩm khuyến mại đặc biệt

Về Mầm non Thăng Long Academy - Cơ sở 2

Thăng Long Academy tin rằng mỗi trẻ sinh ra đều có tài năng riêng biệt. Triết lý giáo dục của trường là phát hiện và nuôi dưỡng những tài năng này bằng cách truyền cảm hứng và sự tự tin cho học sinh để trẻ có thể tỏa sáng.

Hệ thống cơ sở vật chất của Thăng Long Academy đáp ứng tiêu chuẩn cao, với các lớp học được thiết kế để tối đa hóa ánh sáng và không khí tự nhiên, tạo ra môi trường học tập lý tưởng cho học sinh.

Về mặt giáo dục, trường áp dụng một phương pháp giáo dục toàn diện, hướng tới việc phát triển 5 lĩnh vực quan trọng của trẻ: trí tuệ, thể chất, xã hội, nghệ thuật và cảm xúc. Tiếng Anh được tích hợp một cách tự nhiên vào các hoạt động hàng ngày, giúp bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Trường cũng có các chương trình ngoại khóa và sự kiện đặc sắc, từ các lớp múa bale, võ thuật đến piano, cung cấp cho học sinh cơ hội để khám phá và phát triển năng khiếu cá nhân. Một ngày tại Thăng Long Academy tràn ngập hoạt động học tập dự án, vận động, chơi ngoài trời, học ngôn ngữ và luyện tập kỹ năng tự phục vụ.

Nhấn mạnh con người là yếu tố quan trọng trong giáo dục, Thăng Long Academy đảm bảo đội ngũ giáo viên và nhân viên của mình được đào tạo chuyên nghiệp và tận tâm tìm kiếm những giá trị lớn nhất cho trẻ, bao gồm kiến thức chuyên môn, đạo đức, kỹ năng xã hội và tình yêu thương dành cho trẻ nhỏ. Đội ngũ giáo viên của trường, với nhiều năm kinh nghiệm trong các hệ thống giáo dục quốc tế, luôn khuyến khích học sinh tỏa sáng và phát triển tài năng của mình.

Về chất lượng bữa ăn, khu vực bếp của trường tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, đảm bảo cung cấp cho học sinh những bữa ăn ngon miệng và bổ dưỡng.

Nhà trường nhấn mạnh sự phát triển thông qua hợp tác với các tổ chức giáo dục uy tín và các trường tiểu học hàng đầu, mang lại lợi ích lâu dài cho học sinh. Thăng Long Academy cung cấp tư vấn chi tiết về hướng giáo dục và lộ trình học tập cho từng nhóm tuổi, đảm bảo kế hoạch phát triển đồng bộ giữa nhà trường và gia đình.

Cơ sở 2 của Thăng Long Academy có địa chỉ tại số 20 ngõ 165 Cầu Giấy, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy.

“Tôi nghĩ việc tham quan Hoàng Thành có nhiều khả năng sẽ trở thành một phần của tour tham quan thành phố”, TS Lưu Anh Hùng, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học nói. Bản thân bảo tàng của ông cũng là địa điểm nằm trong lịch trình du lịch Hà Nội trong một ngày mà hầu hết khách nước ngoài trải nghiệm. Theo lịch trình thông thường, ngày tham quan Hà Nội bắt đầu bằng viếng Lăng Bác, rồi qua Bảo tàng Dân tộc học, sau khi ăn trưa sẽ là Văn Miếu và phố cổ. Giờ đây, một điểm khám phá nữa đã mở ra. Ông Hùng còn cho biết ngay từ khi Hoàng Thành đang làm

di sản khách du lịch đã tỏ ra vô cùng háo hức đến đó rồi.

Nhưng khi khách du lịch đến đó thì ngoài việc lo bảo tồn di tích còn việc làm sao để phát huy giá trị di tích của nó nữa. Bởi trong thực tế, phần lớn những khu di tích khảo cổ sau khi đạt di sản thế giới đều mang lại rất nhiều nguồn thu, mà gần nhất với chúng ta là khu tượng đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Và khi ấy, trùng trùng điệp điệp của 13 thế kỷ liên tục là trung tâm văn hóa

dễ trở thành lượng thông tin quá lớn, khiến khách du lịch “choáng” vì khó nhớ trọn.

Về điều này, ông Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học “bỏ nhỏ”: “Với khu khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu thì có lẽ quan trọng nhất là việc cảm nhận. Gợi cảm hứng chính là kiểu làm du lịch đối với các di tích khảo cổ”.

Có nghĩa là hướng dẫn viên phải làm thế nào để khách tham quan cảm được bản sắc riêng của khu vực - chính là tầng tầng lịch sử, lớp lớp văn hóa chồng lên nhau dày đặc. Người xem sẽ trải nghiệm cảm giác với con đường này, mái ngói ấy, dòng sông kia. Họ cũng sẽ cảm nhận văn hóa lớp Trần, lớp Lý, lớp Lê, lớp Đại La.

“Và chỉ cần trải nghiệm mà thôi - thế là đủ để gợi cảm hứng. Và vì cảm giác trên địa bàn vẫn là quan trọng nhất nên đừng bắt họ “học” nhiều quá . Vì vậy, chỉ nên giới thiệu thông tin chính. Như thế, tốt nhất là hướng dẫn viên nên nói ít đi. Chẳng hạn với đoạn tường thành cổ ở Louvre - ít thông tin được trưng ra, mọi người có thể xem chẳng phải quá lâu, nhưng vẫn cảm nhận được sự cổ kính của nó”, ông Huy nói.

Song nói ít cũng không có nghĩa là không nói nhiều. Hướng dẫn viên vẫn phải “online” suốt quá trình tham quan của khách, trả lời thêm khi khách yêu cầu. Về điều này, kinh nghiệm của Bảo tàng Dân tộc học được ông Lưu Anh Hùng cho biết: “Hướng dẫn viên buộc phải tự soạn bài hướng dẫn, sau đó thông qua một hội đồng chuyên môn. Ngoài ra việc sát hạch cũng được ban giám đốc trực tiếp thực hiện thông qua phỏng vấn”.