Chạy Ads là gì? Có những loại hình chạy Ads nào? Để hiểu thêm về chạy Ads và các loại hình quảng cáo phổ biến hiện này và cách chạy Ads trên một số nền tảng mạng xã hội, TOS mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Chạy Ads là gì? Có những loại hình chạy Ads nào? Để hiểu thêm về chạy Ads và các loại hình quảng cáo phổ biến hiện này và cách chạy Ads trên một số nền tảng mạng xã hội, TOS mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Dựa theo các chiến dịch quảng cáo trên nền tảng Google có thể phân loại thành 6 hình thức quảng cáo phổ biến như sau:
Search Campaigns hay còn gọi là chiến dịch Tìm kiếm là hình thức quảng cáo giúp trang sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google. Loại quảng cáo này hướng đến việc thu hút lượt nhấp chuột và tăng khả năng chuyển đổi từ những người dùng đang tìm kiếm thông tin liên quan đến dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp.
Chiến dịch Hiển thị, còn gọi là Display Campaigns, tập trung vào việc gia tăng nhận diện thương hiệu và mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng. Loại quảng cáo này xuất hiện trên Youtube, mạng hiển thị của Google hoặc qua gmail, nhắm đến việc làm quen người dùng với thương hiệu của doanh nghiệp và phát triển độ nhận diện trên thị trường. Bằng cách sử dụng giá thầu thông minh, quảng cáo hiển thị giúp thúc đẩy chuyển đổi trong một khoảng thời gian dài.
Chiến dịch Video hay còn gọi là Video Campaigns là chiến dịch cho phép doanh nghiệp tiếp cận đến những người dùng đang truy cập tại các trang web có liên quan. Chiến dịch được thiết kế nhằm tăng lượng tương tác và lượt xem cho các video quảng cáo của doanh nghiệp. Đồng thời, loại hình này giúp thúc đẩy khả năng chuyển đổi từ người xem, khuyến khích họ hành động sau khi xem video, như tìm hiểu thêm về sản phẩm hoặc dịch vụ.
Shopping Campaigns – chiến dịch Mua sắm là hình thức giúp doanh nghiệp quảng bá các sản phẩm bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về các sản phẩm ấy đến khách hàng trước khi khách hàng click vào quảng cáo. Mục tiêu của chiến dịch này là thúc đẩy doanh số bán hàng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi bằng cách đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng.
Performance Max Campaigns là chiến dịch tận dụng tối đa dữ liệu của Google để đạt hiệu quả chuyển đổi cao trên nhiều nền tảng khác nhau, bao gồm Tìm kiếm, Hiển thị, YouTube, và Gmail. Loại hình này tối ưu hóa quảng cáo để đạt kết quả cao nhất thông qua việc tự động điều chỉnh và phân phối nội dung quảng cáo trên các kênh phù hợp.
Chiến dịch Tạo nhu cầu (Demand Gen Campaigns) là hình thức quảng cáo được thiết kế tiếp cận người sử dụng trước khi họ có ý tưởng trong việc chủ động tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ. Mục tiêu của chiến dịch nhằm thu hút sự quan tâm và tạo ra nhu cầu mới từ người dùng thông qua quảng cáo trên các nền tảng như YouTube, Discovery, và Gmail.
Chiến dịch quảng cáo Ứng dụng là hình thức được thiết kế nhằm mục đích tăng lượt tải xuống và có một lượng lớn người dùng sử dụng ứng dụng. Với App Ads, bạn có tập trung vào những hành động sau của người dùng: số lượt thiết lập ứng dụng, số lượt tương tác với ứng dụng, lượt đăng ký trước cho ứng dụng.
Chiến dịch Khách sạn/Du lịch là hình thức quảng cáo được thiết kế nhằm thu hút khách du lịch có nhu cầu tìm kiếm khách sạn. Với chiến dịch này, khách sạn sẽ xuất hiện trên Google Tìm kiếm hoặc Google Maps khi người dùng search một thông tin nào đó về khách sạn.
Ngoài hai nền tảng quảng cáo phổ biến, các doanh nghiệp cũng có thể triển khai chạy Ads trên các nền tảng tiềm năng khác như TikTok, Shopee, Cốc Cốc, Instagram và nhiều nền tảng mạng xã hội khác để tăng cường phạm vi tiếp cận, nâng cao nhận thức thương hiệu, chuyển đổi nhằm tăng doanh thu.
Hiện nay, trên các nền tảng trực tuyến hỗ trợ đa dạng các loại quảng cáo nhằm làm hài lòng mong muốn, nhu cầu của người dùng. Dưới đây là những hình thức quảng cáo phổ biến tại hai nền tảng là Facebook và Google:
Về cơ bản, marketing là quá trình xác định nhu cầu của khách hàng và đưa ra cách tốt nhất để đáp ứng những nhu cầu đó. Ngược lại, quảng cáo là hoạt động quảng cáo một công ty và các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đó thông qua các kênh trả phí. Nói cách khác, Ads chỉ là một phần của Marketing.
Ngoài ra, mục tiêu cốt lõi của marketing là thu hút khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh, trong khi mục tiêu của Ads là truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với khách hàng tiềm năng.
Xem thêm: Chiến lược Marketing là gì? Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm hiệu quả
Theo số liệu được thống kê trên kho dữ liệu của JobsGO, nhân viên chạy quảng cáo có mức lương trung bình là 9 triệu/ tháng. Khoảng lương phổ biến từ 7 – 12 triệu/ tháng cho một nhân viên có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm. Khi lên cấp bậc chuyên viên, mức lương trung bình cho nhân sự chạy quảng cáo là 11 triệu/ tháng.
Mức thu nhập của nhân sự làm việc ở vị trí này có thể lên tới hàng chục triệu đồng mỗi tháng và bị ảnh hưởng bởi kết quả làm việc, cũng như doanh thu thực tế của công ty.
Với những công ty coi trọng doanh số, ngoài sale (nhân viên kinh doanh) thì nhân viên chạy ads chính là những người được trọng dụng nhất. Vì nhiệm vụ của họ là tiếp cận khách hàng có nhu cầu, lấy dữ liệu (số điện thoại, email,…) và chuyển cho nhân viên kinh doanh chăm sóc và chốt đơn.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc Chuyên Viên Quảng Cáo
Nhân viên chạy quảng cáo là nhân sự làm việc trong phòng Marketing của một doanh nghiệp. Họ thường được gọi với những cái tên như: nhân viên chạy ads, nhân viên Marketing online.
Trách nhiệm chính của những người này là tạo tài khoản và thiết lập (set up) các chiến dịch (camp) quảng cáo trả phí trên các nền tảng truyền thông.
Nói đến chạy quảng cáo, người ta thường nghĩ tới:
Song, thực tế, các chiến dịch quảng cáo trả phí có thể chạy trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác như:
Vì vậy, ngoài kiến thức về Google Ads và Facebook Ads, các nhà tuyển dụng cũng thường yêu cầu nhân viên chạy quảng cáo có kiến thức về Tiktok Ads, Zalo Ads,…
👉 Xem thêm: Google Ads là gì? Công việc của nhân viên Google Ads gồm những gì?
Khái niệm về chạy Ads chắc hẳn không xa lạ đối với các Marketer. Tuy nhiên, để đi sâu hơn về lĩnh vực này, dưới đây là khái niệm cụ thể và chi tiết:
Chạy Ads được xem là một công cụ mang lại hiệu quả cao trong Marketing cho doanh nghiệp. Vậy chạy Ads đem lại những lợi ích cụ thể nào? Cụ thể như sau:
Sponsored Stories là dạng quảng cáo Facebook được tài trợ, xuất hiện bên phải hoặc ở chính giữa News Feed, nội dung quảng cáo bao gồm 1 hình ảnh và dòng mô tả được tự động lựa chọn từ Fanpage hoặc trong các bài đăng trên Fanpage.
Người dùng có thể like Fanpage, bình luận và chia sẻ trực tiếp ngay trên mẫu quảng cáo. Còn khi họ nhấp chuột vào thì đích tới sẽ chính là Fanpage. Hình thức quảng cáo này sẽ tiếp cận người dùng theo những tương tác của thành viên Fanpage và bạn bè của họ.
Quảng cáo Sponsored Stories của Facebook Ads là gì?
Quảng cáo Facebook (Facebook Ads) là hình thức quảng cáo trả phí, được hiển thị trên cả hai phiên bản Facebook dành cho điện thoại và máy tính. Với hình thức quảng cáo này bạn có thể dễ dàng nhắm được mục tiêu quảng cáo thông qua các yếu tố như: Vị trí địa lý, trình độ học vấn, sở thích hoặc thói quen người dùng. Bất kỳ đơn vị nào (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân) muốn quảng bá hình ảnh hoặc sản phẩm của mình đều có thể sử dụng dịch vụ này, miễn đảm bảo các chính sách quảng cáo của Facebook.
Dưới đây là 6 hình thức Facebook ads phổ biến thường được các doanh nghiệp hướng đến:
Tại mức độ nhận biết, việc quảng cáo sẽ hướng tới mục đích tăng khả năng ghi nhớ của khách khách đến quảng cáo của doanh nghiệp. Hiệu suất thường được đánh giá qua chi phí mỗi lần cải thiện khả năng nhớ, từ đó xác định được đâu mới là quảng cáo thu hút, có hiệu quả lớn nhất.
Một số cách thực hiện cho quảng cáo mức độ nhận biết thu về hiệu quả tích cực:
Thông thường, quảng cáo mức độ nhận biết thích hợp với những doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường hoặc mới ra mắt sản phẩm bởi họ muốn xác định được đâu mới là đối tượng phù hợp và đâu mới là quảng cáo hiệu quả nhất.
Mục tiêu của quảng cáo tăng lưu lượng truy cập là tăng số lượng người dùng truy cập vào các nền tảng của doanh nghiệp như website, cửa hàng trực tuyến hoặc ứng dụng. Thay vì thúc đẩy mua hàng và chuyển đổi, hình thức này hướng đến việc giúp khách hàng tìm hiểu thông tin về sản phẩm và dịch vụ, từ đó xây dựng sự quan tâm và hiểu biết về thương hiệu. Đây là cách tiếp cận hiệu quả nhằm xây dựng lòng tin với khách hàng, đồng thời mở rộng cơ hội bán hàng trong tương lai.
Quảng cáo lưu lượng truy cập phù hợp cho những doanh nghiệp có cửa hàng trực tuyến hoặc website riêng, đặc biệt là các công ty bán lẻ online và các cửa hàng muốn tăng lượng khách hàng ghé thăm để tìm hiểu thêm về sản phẩm trước khi mua hàng.
Quảng cáo theo chiến dịch lượt tương tác hướng đến những người dùng có khả năng phản hồi cao thông qua các hành động như nhấn “thích,” bình luận, chia sẻ nội dung, xem video hoặc gửi tin nhắn trực tiếp.
Đây là cách hiệu quả để quảng bá trang Facebook, các bài viết, video, sự kiện hoặc nhận phản hồi từ khách hàng. Loại quảng cáo này thường bao gồm nội dung thu hút và dễ gây chú ý, nhằm khuyến khích người dùng tham gia tương tác nhiều hơn. Thông qua việc gia tăng tương tác, doanh nghiệp có thể xây dựng cộng đồng trung thành, gia tăng nhận thức thương hiệu và tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động marketing tiếp theo.
Lượt tương tác là quảng cáo phù hợp dành cho những doanh nghiệp muốn xây dựng cộng đồng trên Facebook hoặc tạo sự gắn kết chặt chẽ với người dùng, giúp thương hiệu trở nên thân thiện và dễ tiếp cận hơn.
Quảng cáo hướng đến khách hàng tiềm năng là hình thức quảng cáo giúp thu thập thông tin từ những người quan tâm đến dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các nút gọi điện, biểu mẫu hoặc tin nhắn trực tiếp với doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi và tiếp cận nhóm khách hàng này qua các kênh marketing khác như tin nhắn trực tiếp hoặc điện thoại, tăng khả năng chuyển đổi từ người quan tâm thành khách hàng thực sự.
Quảng cáo khách hàng tiềm năng phù hợp với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn cần thu hút khách hàng tiềm năng, đặc biệt là các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn, sản phẩm cần tư vấn kỹ càng hoặc các tổ chức tổ chức sự kiện muốn tăng lượng người tham gia.
Quảng cáo ứng dụng là một loại hình quảng cáo đặc biệt nhắm đến việc tăng lượng người tải ứng dụng và thu hút người dùng mới cho các ứng dụng di động, thường xuất hiện trên các nền tảng như Facebook, Messenger. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng quảng cáo dưới dạng dùng thử để khách hàng trải nghiệm ứng dụng trước khi quyết định tải về.
Quảng cáo ứng dụng phù hợp với các doanh nghiệp phát triển ứng dụng di động hoặc các công ty muốn mở rộng và tăng trưởng số lượng người dùng cho sản phẩm di động của mình.
Quảng cáo nhắm vào doanh số hướng đến đối tượng khách hàng có tiềm năng thực hiện hành vi mua hàng, với mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa doanh thu cho doanh nghiệp. Thông qua các nền tảng như trang web, ứng dụng hoặc các mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, WhatsApp, quảng cáo loại này thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm và hoàn thiện giao dịch.
Hình thức quảng cáo doanh số thường phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, cửa hàng bán lẻ trên mạng hoặc các nền tảng thương mại điện tử muốn gia tăng lượng đơn hàng và doanh thu nhanh chóng.
Để tìm hiểu chi tiết về từng bước lập kế hoạch chạy quảng cáo trên nền tảng Facebook hiệu quả, bạn đọc có thể theo dõi thêm tại 6 Bước lập kế hoạch chạy quảng cáo trên Facebook hiệu quả.