Lương Quốc Tùng, Lê Vân & Hữu Đức, Nguyễn Học, Hà Sơn, Simon1456, Ngọc Sơn, Hoàng Việt Trang, Khang Lê, Cẩm Loan, Hồ Văn Cường
Lương Quốc Tùng, Lê Vân & Hữu Đức, Nguyễn Học, Hà Sơn, Simon1456, Ngọc Sơn, Hoàng Việt Trang, Khang Lê, Cẩm Loan, Hồ Văn Cường
Thông tin này có thể không còn chính xác
82 Duong Tu Giang, P. 14, Q. 5, Tp. Hồ Chí Minh, Khu Công Nghiệp Đồng An, Đường 1A, H. Thuận An, Bình Dương
Về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
_________________________________
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo;
Căn cứ Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 33/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 18/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo;
Theo đề nghị của Thường trực Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thường trực Ban Quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh; Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Trà Vinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký./.
Trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 33/2014/QĐ-UBND Ngày 20/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
_______________________________________
Quy định này quy định về trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh từ Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo do Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập.
1. Đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo Quy định này là người có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Trà Vinh gồm:
a) Người thuộc hộ nghèo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn hộ nghèo.
b) Đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các xã, phường, thị trấn thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Người thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật và người đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước .
d) Người mắc bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo và mổ tim gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ khả năng chi trả viện phí.
2. Cơ sở y tế của nhà nước thực hiện hoạt động hỗ trợ theo Quy định này là các Bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, bao gồm: Bệnh viện đa khoa huyện, Bệnh viện đa khoa khu vực, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, Bệnh viện ngoài tỉnh và Bệnh viện tuyến Trung ương (sau đây gọi chung là Bệnh viện công lập).
1. Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo (sau đây gọi tắt là Quỹ) hỗ trợ cho các đối tượng tại khoản 1, Điều 2 Quy định này khi điều trị nội trú tại các Bệnh viện công lập.
2. Trong thời gian điều trị, người bệnh thuộc đối tượng thụ hưởng của nhiều chế độ, chính sách hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau nhưng có cùng nội dung hỗ trợ thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ cao nhất.
3. Quỹ không hỗ trợ người bệnh trong các trường hợp sau:
b) Tự lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh (trái tuyến, vượt tuyến).
d) Người bệnh tự tử, tự gây thương tích; điều trị tổn thương về thể chất, tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra.
đ) Không nộp đầy đủ giấy tờ theo quy định.
Điều 4. Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh được hình thành từ các nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo.
- Đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh có Ban quản lý Quỹ; Quỹ được đặt tại Sở Y tế và có con dấu riêng theo quy định.
- Hàng năm Quỹ cấp kinh phí cho các bệnh viện công lập trong tỉnh để thực hiện chi phí hỗ trợ cho người nghèo theo quy định này.
Là đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1, Điều 2 của Quy định này.
Mức hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng này bằng 3% mức lương tối thiểu chung/người bệnh/ngày và được làm tròn số đến hàng ngàn đồng (Ví dụ: lương tối thiểu 1.150.000 đồng x 3% = 34.500 đồng, được làm tròn là 35.000 đồng).
Hỗ trợ tiền đi lại từ nhà đến bệnh viện, từ bệnh viện về nhà và chuyển bệnh viện cho các đối tượng nêu tại điểm a, b khoản 1 Điều 2 của Quy định này khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên, các trường hợp cấp cứu, tử vong hoặc bệnh quá nặng và người nhà có nguyện vọng đưa về nhà nhưng không được bảo hiểm y tế hỗ trợ.
a) Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của bệnh viện công lập: Thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho bệnh viện chuyển người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách vận chuyển, giá xăng tại thời điểm sử dụng và các chi phí cầu, phà, phí đường bộ khác (nếu có). Nếu có nhiều hơn một người bệnh cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán chỉ được tính như đối với vận chuyển một người bệnh.
b) Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của bệnh viện công lập:
- Trường hợp vận chuyển bệnh nhân từ nhà (hoặc trạm y tế) đến bệnh viện huyện (hoặc đến bệnh viện khu vực, bệnh viện tỉnh nhưng đúng tuyến) có khoảng cách dưới 4 km được hỗ trợ 20.000 đồng (hai mươi ngàn đồng), khoảng cách trên từ 4 km trở lên được hỗ trợ 30.000 đồng (ba mươi ngàn đồng).
- Trường hợp chuyển viện (bệnh viện huyện lên bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện tỉnh chuyển viện lên tuyến trên): Thanh toán chi phí vận chuyển một chiều đi cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách vận chuyển và giá xăng tại thời điểm sử dụng. Bệnh viện chỉ định chuyển bệnh nhân thanh toán chi phí vận chuyển cho người bệnh, sau đó thanh toán với Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo.
Điều 8. Hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh
a) Đối tượng quy định tại điểm a, b và c khoản 1, Điều 2 của Quy định này nếu phải đồng chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm y tế từ 100.000 đồng trở lên thì được Quỹ hỗ trợ 50% số tiền người bệnh chi trả.
b) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1, Điều 2 của Quy định này nếu chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ 1.000.000 đồng/đợt trở lên được Quỹ hỗ trợ 50% số tiền người bệnh chi trả (nhưng tối đa không quá 40.000.000 đồng/đợt đối với trường hợp mổ tim; không quá 10.000.000 đồng/đợt và không quá 4 đợt/người/năm đối với trường hợp bệnh ung thư); trường hợp có BHYT thì được hỗ trợ như điểm a Điều này.
Điều 9. Trình tự, thủ tục hỗ trợ
a) Hồ sơ của người bệnh đề nghị hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh
- Điều trị tại bệnh viện trong tỉnh: Bản sao Bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng.
- Điều trị tại bệnh viện ngoài tỉnh: Bản sao giấy chuyển viện, bản sao giấy xuất viện, bảng sao Bảo hiểm y tế còn hạn sử dụng và Biên lai thu viện phí (nếu có).
- Trường hợp người bệnh thuộc đối tượng điểm d khoản 1 Điều 2 của Quy định này nếu không có thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị hỗ trợ theo mẫu (đính kèm).
b) Địa điểm nộp hồ sơ của người bệnh đề nghị hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
- Đối với người bệnh điều trị tại bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên trên địa bàn tỉnh: Nộp hồ sơ tại bệnh viện nơi người bệnh điều trị.
- Đối với người bệnh điều trị tại bệnh viện ngoài tỉnh: Nộp hồ sơ tại bệnh viện nơi người bệnh được chỉ định chuyển viện.
2. Đối với các bệnh viện công lập thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người nghèo theo Quy định này.
- Thực hiện tiếp nhận hồ sơ và hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh; tiền ăn; tiền vận chuyển cho người bệnh.
- Tổng hợp hồ sơ, chứng từ thanh toán với người bệnh; chi phí hỗ trợ của bệnh viện hàng tháng, hàng quý (theo mẫu thống nhất của Sở Y tế) quyết toán với thường trực Ban Quản lý Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo (tại Sở Y tế)
Điều 10. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan
a) Hàng năm, lập dự toán kinh phí hỗ trợ chi khám bệnh, chữa bệnh theo Quy định này và kinh phí hoạt động của Ban Quản lý Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
Trên cơ cơ dự toán được giao Ban Quản lý Quỹ chuyển kinh phí cho các bệnh viện thực hiện thanh toán cho người bệnh; đồng thời, thực hiện quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
b) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp; các nguồn tài trợ, hỗ trợ của tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài cho Quỹ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
c) Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động của Quỹ tại cơ sở; tổng hợp tình hình hoạt động của Quỹ và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo định kỳ 6 tháng và năm.
d) Định kỳ lập báo cáo tài chính của Quỹ theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
e) Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các Bệnh viện trong tỉnh tổ chức thực hiện công tác hỗ trợ đúng đối tượng, định mức theo Quy định này.
f) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, cấp phát kinh phí, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cho các bệnh viện công lập trong tỉnh.
2. Các Bệnh viện công lập trên địa bàn toàn tỉnh.
a) Hàng năm, lập dự toán kinh phí hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quy định này trình Sở Y tế để tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền.
b) Tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí theo hướng dẫn của quy định này và thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Không sử dụng kinh phí hỗ trợ theo Quy định này vào mục đích khác.
c) Bệnh viện chịu trách nhiệm thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ khám, chữa bệnh cho người nghèo với Sở Y tế đúng theo quy định .
a) Thẩm định dự toán kinh phí hỗ trợ chi khám bệnh, chữa bệnh theo Quy định này và kinh phí hoạt động của Ban Quản lý Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo báo cáo UBND tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.
b) Phối hợp Sở Y tế hướng dẫn sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo UBND cấp xã; phường, thị trấn các phòng, ban chức năng chuyên môn tổ chức tuyên truyền cho đối tượng thụ hưởng tại Quy định này kịp thời, chính xác và đúng đối tượng.
b) Chỉ đạo UBND cấp xã; phường, thị trấn chịu trách nhiệm xác nhận cho các đối tượng bệnh nhân mắc các bệnh ung thư, chạy thận nhân tạo và mổ tim gặp khó khăn không đủ khả năng chi trả viện phí, có hộ khẩu tại địa phương, để các cơ sở y tế trong tỉnh hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh theo quyết định này.
c) Chỉ đạo cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến sâu rộng chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo theo Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo và Quy định này tới người dân tại địa phương.
d) Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo tại địa phương.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các Bệnh viện công lập, các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố phản ánh về Sở Y tế (cơ quan thường trực Ban Quản lý Quỹ) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp./.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________________
ĐƠN XIN HỖ TRỢ CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH
Tôi tên: ………………………………, sinh năm ………Dân tộc:……..
Địa chỉ: Ấp.................…....Xã…...................huyện..…………....Tỉnh Trà Vinh .
Số CMTND(nếu có) ........................... do.................. cấp ngày .../......./……..
Điện thoại liên lạc: ........................
Số Bệnh án:........................
Tôi thuộc đối tượng quy định tại khoản…. Điều 1 Quy định hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Trà Vinh ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày ….. tháng..... năm 201.. của UBND tỉnh Trà Vinh.
Bị bệnh: .............................................................................................
Vào viện từ ngày / / đến ngày / /
Đã điều trị tại: ..............................................................................
Do điều kiện gia đình không có đủ tiền để thanh toán chi phí viện phí.Tôi viết đơn này kính, mong UBND xã, phường, thị trấn xác nhận cho tôi gặp khó khăn và xin bệnh viện hỗ trợ cho tôi một phần chi phí khám, chữa bệnh để bản thân tôi và gia đình bới phần khó khăn trong cuộc sống.
(Ký tên, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
………….., ngày … tháng … năm Người làm đơn
(Ký tên, hoặc điểm chỉ ghi rõ họ, tên)
Nhóm trưởng Nguyễn Nhứt Huy (trái) trong buổi tư vấn tâm lý cho các sinh viên Trường Đại học Trà Vinh.
Dự án “Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý” là dự án nhằm hỗ trợ sức khỏe tinh thần và các vấn đề tâm lý, như học tập, tình yêu lứa đôi, gia đình… cho học sinh bậc THPT và sinh viên tại thành phố Trà Vinh.
Bạn Nguyễn Nhứt Huy, Trưởng nhóm cho biết, khi tư vấn, trung tâm sẽ cung cấp các quy trình tham vấn hoặc tư vấn cá nhân, cặp đôi và tư vấn theo nhóm đồng đẳng với đội ngũ chuyên môn cao phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp của các đối tượng. Việc hình thành dự án này tại thành phố Trà Vinh sẽ giúp cho nhiều học sinh, sinh viên có thể nâng cao năng lực sức khỏe tinh thần của bản thân và định hướng nghề nghiệp… Từ đó, có thể nâng cao chất lượng cuộc sống cho các đối tượng thông qua 02 hình thức tư vấn trực tiếp và trực tuyến.
Mô tả về sản phẩm “Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý”, Nhứt Huy cho biết: chúng tôi đã nhận ra sau đại dịch Covid-19, mọi người đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân. Bởi ngoài sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển và nâng cao đời sống của mỗi người. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu, thống kê đã chỉ ra rằng, Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các rối loạn liên quan đến tress như: việc hoảng sợ, ám ảnh, rối loạn sang chấn và lo âu… Độ tuổi gặp phải các vấn đề sức khỏe tinh thần đang trẻ hóa ở độ tuổi từ 15 - 27 thay vì từ 50 - 65 như trước đây.
Theo ước tính của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, tại Việt Nam có ít nhất 03 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết. Đối với ngành giáo dục Trà Vinh nói riêng và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung thời gian cũng rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cho độ tuổi thanh thiếu niên bằng các văn bản chỉ đạo, nhưng kết quả đạt được chưa cao.
Nhứt Huy khẳng định, để có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu, tính cấp thiết của việc thành lập “Trung tâm tư vấn tâm lý”, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát đánh giá nhu cầu và sàng lọc sức khỏe tinh thần ở các nhóm thường thấy như: stress, lo âu, trầm cảm thông qua thang đo DASS-21 đã được chuẩn hóa tại Việt Nam và thu được một số kết quả đáng chú ý. Đặc biệt, phần lớn học sinh, sinh viên nói rằng ở Trà Vinh chưa có trung tâm tư vấn tâm lý. Riêng các trường học thì giáo viên là người dạy và cũng là người tư vấn nên các bạn khó có thể chia sẻ và tìm sự hỗ trợ. Việc thành lập “Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý” là điều rất cấp thiết trong tình hình hiện nay.
Với phương châm: “Đồng hành - Tận tâm - Uy tín”, khi vận hành, các thành viên của “Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý” được xem như những người bạn trên hành trình đi tìm hạnh phúc của học sinh, sinh viên. Đến với trung tâm, các đối tượng sẽ được lựa chọn chuyên gia tư vấn cũng như được phục vụ tận tâm theo hướng luôn nâng cao chất lượng phục vụ. Bên cạnh, trung tâm sẽ đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc nghề nghiệp và tạo sự an tâm khi khách hàng đến nhận tư vấn…
Chia sẻ về kế hoạch phát triển dự án, Nhứt Huy cho biết, năm đầu tiên, Trung tâm sẽ thực hiện tư vấn miễn phí cho học sinh, sinh viên, nhằm giúp cho các bạn biết đến trung tâm nhiều hơn và tin tưởng hơn ở chất lượng mà trung tâm cung cấp.
Mặt khác, nhằm mở rộng thị trường, tạo thị phần cho trung tâm tại Trà Vinh, với các hoạt động chủ yếu như: tiến hành tư vấn cá nhân về các vấn đề tâm lý mà học sinh, sinh viên mắc phải; kết nối các trường học để quảng bá về trung tâm và tiến tới hợp tác với các doanh nghiệp mở các buổi tư vấn tâm lý, chăm sóc tâm lý cho nhân viên với chi phí ưu đãi nhất…
Năm thứ hai, vận hành trung tâm như những trung tâm khác, trong đó cam kết sẽ trích nguồn lợi nhuận cho các hoạt động phi lợi nhuận. Từ năm thứ ba trở đi, Trung tâm bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động sang các trường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh với hình thức liên kết với các đơn vị trường công lập và tư nhân; đồng thời sẽ nghiên cứu tạo ra nhiều chính sách ưu đãi mới, với mục tiêu đến năm 2025, “Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý” sẽ nắm giữ được thị trường về tư vấn tâm lý tại Trà Vinh.
Được biết, hiện nay nhóm thực hiện dự án “Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý” với tên gọi dự kiến là Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý Song Yến của nhóm tác giả Nguyễn Nhứt Huy, Cao Kỳ Duyên và Nguyễn Cao Quốc Việt đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để sẵn sàng đi vào hoạt động chính thức.
Hy vọng, trung tâm này sẽ phần nào giúp đời sống tinh thần của mọi người trở nên hạnh phúc hơn. Mặt khác, trung tâm sẽ trở thành đơn vị tiên phong trong việc chăm sóc và hỗ trợ sức khỏe tinh thần cho học sinh, sinh viên và người dân tại Trà Vinh.
Trà Vinh là tỉnh Duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp giáp với các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng; nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Trung tâm tỉnh lỵ Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí Minh 130 km và thành phố Cần Thơ 100 km. Tỉnh Trà Vinh có 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện gồm: Thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và các huyện Càng Long, Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải. Diện tích tự nhiên 2.391 km2, dân số trên 1,1 triệu người với 03 dân tộc chính là Kinh, Khmer, Hoa, trong đó dân tộc Khmer chiếm 30% dân số. Với trị trí tiếp giáp biển Đông chiều dài 65 km bờ biển đã hình thành nên vùng đất Trà Vinh gồm vùng đất châu thổ lâu đời, bên cạnh vùng đất trẻ mới bồi và mạng lưới sông ngòi chằng chịt mang nặng phù sa, bồi đắp cho những vườn cây ăn trái. Trà Vinh là tỉnh mưa thuận, gió hoà, nhiệt độ trung bình từ 26 – 27 độ C, hiếm khi có bão, vì thế bất cứ mùa nào trong năm du khách cũng có thể đến miền Duyên hải này. Trà Vinh được đánh giá là một trong những tỉnh có tiềm năng phong phú về du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch biển, sông nước miệt vườn, các cồn nổi ven biển chuyên canh vườn cây ăn trái đặc sản…đặc biệt là du lịch khám phá bản sắc văn hóa của vùng đất gắn bó lâu đời của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa với 143 ngôi chùa Khmer có kiến trúc độc đáo trãi khắp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các lễ hội mang đậm nét văn hóa dân tộc diễn ra quanh năm. Tỉnh Trà Vinh đã và đang được sự quan tâm của Chính phủ với các dự án đầu tư lớn đã triển khai như: Dự án xây dựng cầu Cổ Chiên, nâng cấp các Quốc lộ 53, 54, 60, Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu (kênh đào Trà Vinh), Khu kinh tế Định An, Trung tâm điện lực Duyên Hải…, tạo điều kiện cho Trà Vinh khắc phục hạn chế về mặt địa lý trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến các khu vực khác trong nước và trên thế giới bằng đường thủy, tạo động lực mới trong phát triển kinh tế địa phương. ” Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, điểm đầu tư đáng tin cậy cho doanh nghiệp, nhà đầu tư” là một trong những ưu tiên hàng đầu của Lãnh đạo tỉnh. Bên cạnh các chính sách ưu đãi đầu tư chung, nhà đầu tư khi triển khai dự án du lịch trên địa bàn tỉnh còn được hưởng các chính sách ưu đãi riêng của địa phương.
Người Trà Vinh hồn nhiên, thật thà và mến khách, chính sự thân thiện ấy đã tạo được những ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước khi đến với quê hương Trà Vinh.
Em che vành nón thầm thì bên nhau
Hành trang anh mãi cất vào trong tim
Trăng khuya soi bóng bên thềm vấn vương
Mời anh dừa sáp vị hương quê nhà
Nghiêng nghiêng ngã bóng chiều tà
Hương thơm lúa mới thướt tha đợi chờ
Gió đưa mây đến ngẩn ngơ nắng hồng
Chạnh lòng lữ khách đứng trông nắng chiều
Trăng thanh say đắm tình yêu chốn này
Canh năm đánh thức gió lay ân tình
Cầu Ngang giữ trọn nghĩa tình bên nhau
Hòa vào tình biển ngọt ngào hương say
Mùa tôm trở lại nơi này phồn vinh
Đứng nhìn Duyên Hải chuyển mình
Ba Động duyên dáng thắm tình chiều thu
Nhìn con én liệng nắng hồng bén duyên
Xuân về trải lối hoa thêm sắc hồng.
(Trích tác phẩm “Diễn ca Việt Nam quê hương tôi” của KLG – Võ Văn Hải)
Huyện Tiểu Cần cách trung tâm thành phố Trà Vinh 24 km, dân số trên 108.000 người, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30%. Huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018, là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Trà Vinh. Đến nay, thu nhập bình quân theo đầu người của huyện Tiểu Cần đạt trên 76 triệu đồng/người/năm, tăng 34,5 triệu đồng so với năm 2018; tỷ lệ hộ nghèo còn 0,55%. Huyện đang phấn đấu đạt chuẩn đô thị loại IV, trở thành thị xã trực thuộc tỉnh và trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội thuộc khu vực phía Tây của tỉnh Trà Vinh.
Huyện Cầu Kè cách trung tâm thành phố Trà Vinh 40 km, dân số trên 103.500 người, trong đó đồng bào Khmer chiếm 32,2%. Cầu Kè là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, nơi cộng cư lâu đời của 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa. Đây cũng là quê hương của nữ Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Thị Út (tức Út Tịch), tấm gương tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam với tinh thần “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Huyện Cầu Kè đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2019. Thu nhập bình quân đầu người của huyện hiện đạt hơn 71 triệu đồng/người/năm, tăng 11,67 triệu đồng/người/năm so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo còn 0,58%. Kinh tế địa phương luôn duy trì tốc độ khá, hơn 99% người dân địa phương hài lòng về kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao của huyện.
Sau 13 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân 2 huyện có bước tiến vượt bậc, được nâng cao toàn diện; kinh tế - xã hội địa phương chuyển biến tích cực.
Hai huyện Tiểu Cần và Cầu Kè đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là tiền đề để tỉnh Trà Vinh tập trung hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong năm 2024. Đến nay, tỉnh cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 85/85 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 51 xã nông thôn mới nâng cao, 9 xã nông thôn mới kiểu mẫu; 9/9 huyện, thị xã, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh tặng Bằng khen cho nhiều tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao ở 2 địa phương./.
Chúc mừng bạn đã thêm video Thương Về Trà Vinh thành công
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Cầu Kè và huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
UBND tỉnh Trà Vinh có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Cầu Kè và huyện Tiểu Cần tiếp tục duy trì và nâng cao các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để đảm bảo tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
* Tiểu Cần là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh Trà Vinh được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm 2018.
Xác định xây dựng nông thôn mới là không có điểm dừng, từ thành công xây dựng nông thôn mới, các địa phương trong huyện tiếp tục tập trung mọi nguồn lực thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao và đã đạt những kết quả đáng ghi nhận, qua đó tạo nên diện mạo mới, sức sống mới trên quê hương Tiểu Cần.
Đến nay, huyện có 9/9 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 7/9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong đó, có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018 – 2020 và 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025. Riêng 2 thị trấn Tiểu Cần và Cầu Quan đều được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh. Hiện có 9/9 xã thực hiện nâng chất đạt 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới, 7/7 xã nâng chất đạt 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021 – 2025, 1 xã nông thôn mới kiểu mẫu về giáo dục.
* Xác định xây dựng nông thôn mới là việc làm thường xuyên, không có điểm dừng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Cầu Kè đã tập trung mọi nguồn lực, quyết tâm hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, trong đó tập trung nhiệm vụ phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đến nay, huyện Cầu Kè có 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 8/10 xã đạt nông thôn mới nâng cao; 1/1 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Chất lượng của các xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao được nâng lên. Đối với xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, huyện đã cơ bản đạt 9/9 tiêu chí./.
Thương Về Trà Vinh - Single Cẩm Loan August 20, 2018
Địa chỉ: 83, Lê Lợi, P4, Tp. Trà Vinh, Trà Vinh
Điện thoại: 0294 3797666 fax:
Địa chỉ: 70, Hùng Vương, P4, Tp. Trà Vinh, Trà Vinh
Điện thoại: fax:
Địa chỉ: 70, Hùng Vương, P4, Tp. Trà Vinh, Trà Vinh
Điện thoại: 0294 3862222 fax: 0294 3754577
Địa chỉ: Khóm 4, Thị Trấn Càng Long, Càng Long, Trà Vinh
Điện thoại: 0294 3883444 fax: 0294 3884501
Địa chỉ: Khóm 1, Thị Trấn Duyên Hải, Duyên Hải, Trà Vinh
Điện thoại: 0294 3832222 fax: 0294 3833555
Địa chỉ: 109, Nguyễn Chí Thanh, P9, Tp. Trà Vinh, Trà Vinh
ČeštinaDeutschEλληνικάEnglish (US)English (UK)Español (ES)Español (MX)Françaisहिन्दीBahasa IndonesiaItaliano日本語한국어NederlandsPolskiPortuguêsPortuguês (BR)РусскийTürkçe中文繁體中文
Chùa Hang, tiếng Khmer gọi là Wat Kompong Ch’rây, là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer nổi tiếng, tọa lạc tại khóm 3, thị trấn Châu Thành, cách trung tâm thành phố Trà Vinh hơn 5 km về hướng nam, theo quốc lộ 54 Khởi nguyên, ngôi chùa này...
Cận cảnh Apple Store ở Đài Loan: Tinh tế và đẹp như một công trình nghệ thuật!
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người đánh giá mỗi Apple Store của Apple là một công trình nghệ thuật.
Tọa lạc tại tầng một tầng trệt của trung tâm thương mại Taipei 101, nằm trong tòa nhà Taipei 101 ở Đài Bắc, Đài Loan, tòa nhà cao thứ tư thế giới, Apple Store Taipei 101 là Apple Store đầu tiên tại Đài Loan. Nó bắt đầu đi vào hoạt động từ mùng 1 tháng 7 năm nay và thu hút được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng người hâm mộ Apple. Được biết, Apple Store ở Đài Loan được thiết kế theo những tiêu chuẩn thiết kế Apple Store mới nhất của Apple với khu trưng bày sản phẩm đơn giản, khu vực sửa chữa, khu vực khách hàng có thể tập trung ngồi nghỉ ngơi và khu vực dành riêng cho các lớp học mang tên "Today at Apple".
Hãy theo cùng theo chân chúng tôi đến thăm Apple Store đầu tiên ở Đài Loan này.
Hai chất liệu gỗ và kính dường như là hai chất liệu chủ đạo chung của Apple Store trên toàn thế giới. Chúng tạo một cảm giác cực kì tinh tế cho người ghé thăm.
Khu vực khách hàng có thể ngồi nghỉ chân với những chiếc ghế gỗ khá lạ mắt, độc đáp và được đặt ngẫu nhiên một cách thú vị.
Hai tong màu trắng và nâu nhạt xuất hiện tại khắp mọi nơi.
Nhân viên Apple Store với chiếc áp màu xanh quen thuộc cùng logo Apple màu trắng.
Khách hàng ghé thăm có thể thoải mái trải nghiệm tất cả các sản phẩm mà Apple hiện đang cung cấp, dĩ nhiên không thể thiếu iPhone.
Bạn không nhất thiết phải mua hàng, hãy cứ đến và trải nghiệm thôi!
Khu vực bán đồ phụ kiện Apple được sắp xếp gọn hàng.
Hôm nay, Apple Store Đài Loan khá tấp nập khách hàng.
Toàn cảnh cửa hàng rất đơn giản nhưng không kém phần tinh tế và sang chảnh.
Trong trường hợp bạn chưa biết, Apple Store Taipei 101 là Apple Store thứ 496 của Apple trên phạm vi toàn thế giới. Trước đó, Apple đã mở tổng cộng 485 Apple Store ở 17 quốc gia/ vùng lãnh thổ, bao gồm 270 cửa hàng chỉ tính riêng trên đất nước Mỹ.
Thương Về Trà Vinh is a Vietnamese film/album that was released in 2017.
Thêm bài hát vào playlist thành công
Để đạt được kết quả này, bên cạnh việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng như du lịch cộng đồng, sinh thái và nông nghiệp, ngành du lịch Trà Vinh còn chú trọng xây dựng các tuyến du lịch đa dạng, kết nối các địa điểm nổi tiếng. Đặc biệt 3 năm qua, Trà Vinh triển khai hỗ trợ phát triển và đã giải ngân vốn hỗ trợ cho 31 hồ sơ, với tổng số tiền gần 3,2 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tỉnh Trà Vinh đẩy mạnh quảng bá hình ảnh thông qua các sự kiện triển lãm, hội nghị tại nhiều địa phương trong và ngoài khu vực; triển khai phần mềm du lịch thông minh, xây dựng các trang web và sàn giao dịch điện tử để quảng bá và kết nối du lịch trực tuyến.
Ông Dương Hoàng Sum - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh cho biết: “Trong 3 năm qua, lượng khách đến với Trà Vinh năm sau luôn cao hơn năm trước, trong 3 năm qua bình quân lượng khách tăng 35%. Đây là tín hiệu rất tích cực, đặc biệt khách quốc tế đến Trà Vinh ngày càng đông, theo đó doanh thu từ du lịch cũng tăng đột biến”.
Huyện Cầu Ngang có hơn 81% đất nông nghiệp, bà con dân tộc Khmer chiếm gần 38% dân số. Trước khi triển khai xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo của huyện chiếm hơn 26% và có gần 6.000 hộ sống trong nhà tạm.
Sau 12 năm xây dựng nông thôn mới, hệ thống giao thông được chuẩn hóa, đường bê tông được mở rộng, kết nối đến từng ấp, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân. Đến nay thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 64,26 triệu đồng/năm, tăng gần 52 triệu đồng/năm so với trước khi xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 3% (theo chuẩn nghèo đa chiều), nhà tạm được xóa hoàn toàn.
Ông Trần Minh Vĩnh – nông dân sản xuất giỏi của xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang –phấn khởi cho biết: “Được lên nông thôn mới tôi thấy người dân làm ăn phát triển, đời sống được nâng lên. Thứ hai đường sá sạch đẹp, khang trang”.
Còn huyện Duyên Hải cũng là địa phương có đông dân tộc Khmer, với trên 41% dân số. Sau khi chia tách vào năm 2015, hộ nghèo của huyện chiếm 25% dân số. Thu nhập bình quân đầu người gần 45 triệu đồng/năm. Đến năm 2022, con số này đã đạt 61 triệu đồng/năm; tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 2,21%, không còn xã đặc biệt khó khăn.
Tại buổi lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Duyên Hải đạt chuẩn nông thôn mới, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn biểu dương kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân của huyện đã đạt được trong quá trình xây dựng huyện nông thôn mới.
Chủ tịch Trà Vinh đề nghị trong thời gian tới, huyện Duyên Hải tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới nâng cao; giúp cho bộ mặt nông thôn càng giàu đẹp, văn minh, thân thiện với môi trường.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quy tụ sức mạnh tổng hợp của đảng bộ, chính quyền và nhân dân, huyện Duyên Hải đã không ngừng nỗ lực phấn đấu chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đạt được nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Đến nay, tình hình kinh tế xã hội của huyện có bước phát triển theo hướng tích cực, huyện có 6/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 01 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Huyện đạt 9/9 tiêu chí huyện nông thôn mới theo quyết định số 320 của Thủ tướng Chính phủ.
Đến nay, Trà Vinh đã hoàn thành 5/8 tiêu chí tỉnh nông thôn mới; 8/9 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 85/85 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 35 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tỉnh đặt mục tiêu đạt chuẩn Tỉnh nông thôn mới trước năm 2025, trong đó có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 1 đơn vị đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Trà Vinh là một tỉnh ven biển phía Đông Nam vùng đồng bằng sông Cửu Long, thuộc miền Nam Việt Nam, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, tiếp giáp với các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, có bờ biển dài 65 km, Trà Vinh gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 07 huyện. Bài viết sau đây nói về Trà Vinh ở đâu? Danh sách các huyện, xã của Trà Vinh? mời các bạn theo dõi!