Từ khóa: ngoại thương, xuất khẩu, nhập khẩu, Việt Nam.
Từ khóa: ngoại thương, xuất khẩu, nhập khẩu, Việt Nam.
GDP là viết tắt của Gross Domestic Product hay còn gọi là Tổng sản phẩm trong nước.
Theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa trong GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia.
Còn GDP bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng.
Theo Quyết định 1026/QĐ-TCTK năm 2015 nguyên tắc biên soạn và công bố số liệu tổng sản phẩm trong nước được quy định như sau:
- Bảo đảm tính tập trung, thống nhất trong việc biên soạn, công bố số liệu GDP và GRDP. Đáp ứng việc tiếp cận, khai thác, sử dụng số liệu GDP và GRDP dễ dàng, thuận tiện, bình đẳng.
- Bảo đảm tính đồng bộ, tính hệ thống và tính kết nối ở tất cả các khâu: Thu thập thông tin đầu vào, biên soạn, công bố, phổ biến số liệu đầu ra và lưu trữ số liệu GDP và GRDP và các số liệu thống kê liên quan khác.
- Bảo đảm tính phù hợp giữa số liệu GDP và GRDP và các chỉ tiêu thống kê liên quan khác như: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị tăng thêm (VA), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thuế sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.
Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN 10:14 21/12/2022
Gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Gian lận thuế dẫn đến thất thu và kế hoạch chi tiêu ngân sách nhà nước, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước, trở thành vấn đề nhức nhối của Chính phủ. Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực nhất định trong vấn đề quản lý thuế nhưng qua những con số thống kê tiền thuế truy thu và phạt do doanh nghiệp khai thiếu thuế trong các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế cho thấy gian lận thuế TNDN ngày càng diễn biến tinh vi và phức tạp hơn.
Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định về thuế TNDN kết hợp với thực trạng thất thu thuế TNDN ở Việt Nam những năm gần đây, nhóm tác giả Đỗ Kiều Oanh, Lại Thị Minh Trang, Nguyễn Việt Hùng và Hoàng Linh Chi đến từ Khoa Kế toán Kiểm toán – Trường ĐHKT đã chỉ ra những hạn chế trong công tác quản lý thuế TNDN tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp về công tác quản lý thuế nhằm hạn chế tình trạng gian lận thuế TNDN. Nghiên cứu được đăng toàn văn trên Tạp chí Công thương - Kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số tháng 11/2022.
Nhóm tác giả sử dụng lý thuyết trò chơi làm khung lý thuyết chính để nghiên cứu, từ đó nhận diện rõ hơn về vấn đề gian lận thuế TNDN. Lý thuyết trò chơi nghiên cứu các tình huống ra quyết định có liên quan tới nhiều người và các quyết định của mỗi người ảnh hưởng tới lợi ích và quyết định của những người khác, đây là khoa học về chiến lược, đưa ra quyết định tối ưu của các tác nhân độc lập và cạnh tranh trong một bối cảnh chiến lược. Đồng thời, nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên gia và phát phiếu khảo sát nhân viên kế toán. Kết quả, nhóm đã nhận được những ý kiến về các hành vi gian lận thuế TNDN phổ biến hiện nay, cũng như một số đóng góp về giải pháp để hạn chế hành vi này.
Theo khảo sát, có khoảng 20% số người tham gia chương trình tập huấn của cơ quan thuế từ 5 lần trở lên, trong khi 36,7% chưa tham gia tập huấn và số người tham gia từ 1-3 lần chiếm 43,3%. Qua đó có thể thấy hiện nay các nhân viên kế toán ít quan tâm đến việc tham gia các buổi tập huấn, vì thế họ có thể không cập nhật kịp thời các văn bản thông tư, nghị định mới về thuế TNDN làm ảnh hướng đến công tác quản lý thuế. Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao theo phương pháp đường thẳng lên tới 66,7%. Các doanh nghiệp đã khấu hao không đúng thời gian sử dụng của tài sản cố định và mức khấu hao qua các năm không giống nhau, mục đích để điều chỉnh chi phí tăng, giảm theo ý muốn để gian lận thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Qua khảo sát nhóm tác giả cũng đã nhận được ý kiến về một số hành vi gian lận thuế TNDN phổ biến mà kế toán viên và chuyên gia biết như:
+ Ghi nhận lãi lỗ không đúng kỳ kế toán.
+ Khấu hao tài sản cố định nhanh hơn hoặc chậm hơn với quy định.
+ Chia nhỏ hóa đơn thành nhiều hóa đơn nhỏ hơn 20 triệu đồng, ghi hình thức thanh toán là tiền mặt để được khấu trừ thuế, đồng thời tránh được việc bị kiểm soát qua tài khoản ngân hàng.
+ Sử dụng hồ sơ giả để trả lương cho những người không phải là công nhân của doanh nghiệp. Thậm chí ghi nhận trả lương cho nhân viên cao hơn lương thực trả.
+ Tính gộp các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài hạch toán các khoản chi phí cho tiêu dùng cá nhân như ô tô, điện thoại, xăng xe, ăn uống... cũng khiến cho cơ quan thuế khó xác định, phân biệt bóc tách.
+ Doanh nghiệp hạch toán và phân bổ chi phí dài hạn không đúng quy định.
+ Hạch toán giá bán không theo giá thị trường.
+ Hành vi không ghi nhận các khoản doanh thu tài chính, chuyển nhượng vốn.
+ Xác định lỗ chuyển sang không đúng quy định.
+ Xác định thời gian chuyển lỗ không đúng quy định.
Từ đó, nhóm tác giả chỉ ra những hạn chế từ công tác quản lý thuế TNDN. Đó là hạn chế trong công tác quản lý thuế, hạn chế từ những quy định pháp lý liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế TNDN và hạn chế nguồn nhân lực quản lý nền kinh tế.
Thứ nhất, tăng cường cả về chất và lượng công tác thanh kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp
Muốn hạn chế gian lận thì việc đầu tiên là phải tìm ra gian lận: từ chất lượng công tác lập kế hoạch và chuẩn bị cho công tác thanh kiểm tra. Việc lựa chọn đúng đối tượng kiểm tra thuế vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quan trọng trong việc gian lận thuế TNDN.
Cơ quan thuế nên tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại các doanh nghiệp, phải có các cuộc thanh tra thuế đột xuất và tăng cường việc kiểm tra chéo với các bên thứ ba. Hơn nữa, cần tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, các ngành nghề, lĩnh vực thường xảy ra rủi ro lớn, các doanh nghiệp có doanh thu lớn, rủi ro cao để thực hiện xử lý kịp thời nếu có các giao dịch đáng ngờ.
Cán bộ thanh kiểm tra thuế cần nắm rõ các quy định của luật pháp về thuế, các quy định về xử phạt liên quan, trình độ kế toán, công nghệ tin học và kỹ năng thanh kiểm tra tốt. Kiểm tra thuế cần có bản lĩnh vững vàng, cần có tính liêm chính. Chế độ tiền lương và đãi ngộ của cán bộ tại các cơ quan thuế cũng cần coi trọng, là yếu tố tác động tới tính liêm chính của các cán bộ.
Thứ hai, quy định về thanh toán từng lần qua ngân hàng
Chính phủ cần đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt giữa các doanh nghiệp. Trong thời đại công nghệ 4.0, ở Việt Nam các ngân hàng đã cung cấp dịch vụ thanh toán online rất tiện lợi, và các doanh nghiệpcũng đã trang bị đủ cơ sở vật chất để thực hiện các thanh toán qua ngân hàng mà không cần phải ra tận ngân hàng như trước nữa.
Thứ ba, điều chỉnh tăng mức phạt về hành vi vi phạm không tuân thủ thuế của doanh nghiệp
Ở Việt Nam, mức phạt chỉ dừng ở phạm vi hành chính (mức phạt còn thấp) do chế tài khi vi phạm quy định pháp luật thuế chưa cao nên chưa có tác dụng mạnh mẽ đến ý thức tuân thủ. Chính phủ cần tăng mức phạt đối với các hành vi gian lận của các doanh nghiệp; cho phép công khai tên những doanh nghiệp gian lận từ hai lần trở lên trên trang web của Tổng cục Thuế để giảm danh tiếng và sự uy tín của doanh nghiệp, dẫn đến những thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp, lấy đó để răn đe các doanh nghiệp khác, khiến các doanh nghiệp phải cân nhắc khi đưa ra quyết định gian lận thuế.
Thứ tư, cần điều chỉnh mức thuế suất thuế TNDN một cách hợp lý
Mức thuế suất TNDN tại Việt Nam vẫn còn khá cao so với các quốc gia khác trên thế giới, do đó cần có chính sách thuế hợp lý hơn và giảm thuế theo lộ trình. Đối với các mặt hàng cần khuyến khích sản xuất thì nên giảm thuế, còn đối với mặt hàng nguy hiểm rủi ro thì phải tăng thuế.
Thứ năm, mức ưu đãi thuế ở Việt Nam tương đối cao và có phạm vi áp dụng khá rộng cả về danh mục ngành nghề ưu đãi
Chính sách ưu đãi thuế với danh mục rộng như hiện nay dễ gây bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Ưu đãi thuế cao tương đương với việc giảm thu ngân sách nhà nước. Chính phủ trước hết cần phải rà soát, đánh giá tổng thể các chính sách ưu đãi thuế đối với các ngành nghề hiện nay để xem xét ngành nghề nào thật sự cần ưu đãi. Cơ quan chức năng cần xây dựng những chính sách ưu đãi đủ mạnh và phù hợp hơn đối với những ngành nghề cần được khuyến khích trong từng giai đoạn phát triển; đồng thời cần có lộ trình để đưa một số ngành nghề đã phát triển vững mạnh ra khỏi danh mục ưu đãi thuế, để cân bằng giữa lợi ích và chi phí ưu đãi thuế phải bỏ ra.
Thứ sáu, quy định về xuất hóa đơn GTGT
Việc gian lận thuế TNDN bị tác động rất lớn bởi yếu tố doanh thu, mà hóa đơn GTGT lại được lấy làm cơ sở xác định doanh thu kê khai thuế của doanh nghiệp. Hiện nay theo quy định của Nghị đinh 51/2010/NĐ-CP tại Điểm 1, Điều 16: “bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không cần lập hóa đơn trừ trường hợp người mua yêu cầu nhận hóa đơn”, do đó nên giảm mức quy định hoặc bắt buộc phải xuất hóa đơn trong mọi giao dịch bán hàng hóa dịch vụ.
Thứ bảy, mở rộng cơ sở đánh thuế
Bổ sung thêm các quy định để bao quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế như: Quy định đánh thuế đối với hoạt động đa cấp, cung cấp dịch vụ qua thương mại điện tử, bán hàng qua mạng…
Yếu tố lỗ từ hoạt động kinh doanh là cơ hội để các doanh nghiệp tận dụng nhằm tránh né việc nộp thuế TNDN. Việt Nam nên tham khảo quy định về chuyển lỗ của một số quốc gia có nền kinh tế tương đối ổn định và mức GDP bình quân cao ở các châu lục khác nhau để việc chuyển lỗ không được tận dụng nhằm mục đích gian lận thuế TNDN.
Thứ chín, đẩy mạnh việc giáo dục
Đẩy mạnh việc giáo dục sinh viên, định hướng tư tưởng không nên và không được gian lận thuế ngay từ khi còn ở ghế nhà trường. Đây sẽ là biện pháp mang lại hiệu quả rất cao trong tương lai khi mà thế hệ những sinh viên đó tham gia vào thị trường lao động với suy nghĩ, tư tưởng không gian lận thuế của Nhà nước.