ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH TỈNH TUYÊN QUANG
ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH TỈNH TUYÊN QUANG
EU hay còn gọi là Liên minh châu âu được thành lập bởi “6 nước bên trong” (Inner Six), các nước này sẵn lòng dẫn đầu Cộng đồng trong khi các nước khác vẫn hoài nghi. Chỉ một thập kỷ trước khi các nước đầu tiên thay đổi chính sách và tìm cách gia nhập Liên minh, thì điều đó dẫn tới chủ trương hoài nghi đầu tiên về việc mở rộng Liên minh. Tổng thống Pháp Charles de Gaulle e ngại việc gia nhập của Anh sẽ là một con ngựa thành Troia của Hoa Kỳ nên đã phủ quyết (việc gia nhập của Anh).
Các nước thành viên của Liên minh châu Âu là 27 nước có chủ quyền đã gia nhập Liên minh châu Âu (EU) từ khi Liên minh này bắt đầu trên thực tế từ năm 1951 dưới tên Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC).
Từ 6 nước bên trong ban đầu, đã có 6 lần mở rộng liên tiếp, trong đó đợt mở rộng lớn nhất diễn ra ngày 1.5.2004, khi 10 nước được gia nhập. Hiện nay Liên minh châu Âu gồm có 21 nước cộng hòa, 5 vương quốc và 1 đại công quốc. Croatia là hội viên mới nhất, gia nhập ngày 1.07.2013. Các cuộc thương thuyết cũng đang diễn ra với một số nước khác.
Tiến trình mở rộng đôi khi được nói tới như việc hội nhập châu Âu. Tuy nhiên từ này cũng được dùng để nói đến việc tăng cường hợp tác giữa các nước hội viên Liên minh châu Âu như các chính phủ quốc gia cho phép việc hài hòa hóa từng bước các luật quốc gia.
Trước khi được phép gia nhập Liên minh châu Âu, một nước phải hoàn tất các điều kiện chính trị và kinh tế, thường được gọi là tiêu chuẩn Copenhagen. Các yêu cầu cơ bản này mà một nước ứng viên phải có là một chế độ dân chủ thế tục, cùng với các quyền tự do và thể chế tương ứng, cũng như tôn trọng luật pháp. Trong điều kiện của Hiệp ước Maastricht, việc mở rộng Liên minh phụ thuộc vào sự đồng ý của mỗi quốc gia hội viên cũng như được Nghị viện châu Âu chấp thuận.
Chỉ sau khi Charles de Gaulle rời bỏ chức vụ và sau một cuộc nói chuyện 12-giờ giữa thủ tướng Anh Edward Heath và tổng thống Pháp Georges Pompidou thì đơn xin gia nhập lần thứ ba của Anh mới được chấp nhận.[29][30]
Cùng xin gia nhập với Anh là Ireland, Đan Mạch và Na Uy. Tuy nhiên, trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên, các cử tri Na Uy đã bác bỏ việc gia nhập[31] chỉ còn lại Đan Mạch và Ireland gia nhập cùng với Vương quốc Anh (đến ngày 31/1/2020, Vương quốc Anh chính thức rời khỏi EU sau 47 năm là thành viên của khối này).[32]
Nhưng mặc dù các thoái trào, và việc Greenland rút ra khỏi chức hội viên của Đan Mạch năm 1985,[33] 3 nước khác đã gia nhập Cộng đồng trước khi cuộc Chiến tranh lạnh chấm dứt.[29]
Năm 1987, dự án mở rộng địa lý đã được thử nghiệm khi Maroc xin gia nhập, và bị bác bỏ vì không được coi là một nước châu Âu.[34]
Năm 1990 cuộc Chiến tranh lạnh đi tới kết thúc và Đông Đức được hoan nghênh trong Cộng đồng như một phần của nước Đức thống nhất. Ngay sau đó các nước trước kia trung lập là Áo, Phần Lan và Thụy Điển đã gia nhập Liên minh châu Âu mới,[29] tuy nhiên Thụy Sĩ, xin gia nhập năm 2002, đã ngưng xin gia nhập do các cử tri bỏ phiếu phản đối[35] trong khi Na Uy, xin gia nhập một lần nữa, nhưng cũng lại bị các cử tri bỏ phiếu bác bỏ.[36]) Trong khi đó, các nước thành viên của khối Đông Âu cũ và Nam Tư đều bắt đầu tiến hành việc xin gia nhập Liên minh châu Âu.
10 nước trong số đó đã được gia nhập trong đợt mở rộng lớn lao ngày 1.5.2004, tượng trưng cho sự thống nhất giữa Đông và Tây Âu trong Liên minh châu Âu.[37]
Năm 2007 có các nước hội viên mới gia nhập là Bulgaria và România. Liên minh đã dành ưu tiên cho các nước phía tây vùng Balkan. Croatia, Macedonia và Thổ Nhĩ Kỳ đều là các ứng viên chính thức được công nhận.[38] Thổ Nhĩ Kỳ, xin gia nhập từ thập niên 1980, là một vấn đề gây nhiều tranh cãi, nhưng đã đi vào thương thuyết năm 2004 (xem Việc gia nhập Liên minh châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ).[39] Hiện nay chưa có kế hoạch ngưng việc mở rộng; theo các tiêu chuẩn Copenhagen, chức hội viên Liên minh châu Âu mở ngỏ cho bất cứ quốc gia châu Âu nào ổn định, có thị trường tự do, có nền dân chủ tự do, tôn trọng luật pháp và nhân quyền. Hơn nữa, phải sẵn lòng chấp nhận mọi nghĩa vụ của một hội viên, như chấp nhận thi hành mọi luật lệ sẵn có và sẵn sàng gia nhập đồng euro.[40]
Có nhiều nước có mối liên hệ nhiều với Liên minh châu Âu, tương tự như các yếu tố của chức hội viên. Sau khi Na Uy thất bại trong việc gia nhập Liên minh, nước này trở thành một thành viên của Khu vực kinh tế châu Âu, trong đó cũng gồm có Iceland và Liechtenstein (mọi thành viên cũ đã gia nhập Liên minh châu Âu, ngoại trừ Thụy Sĩ bác bỏ).
Khu vực kinh tế châu Âu nối các nước này vào thị trường chung Liên minh châu Âu, mở rộng 4 quyền Tự do của Liên minh (four freedoms) tới các nước này. Đổi lại, các nước này trả lệ phí cho chức thành viên và chấp nhận thi hành nhiều lãnh vực của Luật châu Âu. Ảnh hưởng dân chủ (đối với các nước trên) của việc này thường được mô tả là nền dân chủ sao chép (fax democracy) (chờ các luật mới của Liên minh châu Âu được đánh fax từ Bruxelles tới).[41]
Một mẫu khác hẳn là Bosna và Hercegovina, đang dưới sự giám sát quốc tế. Đại biểu cấp cao cho Bosna và Hercegovina là một nhà cai trị quốc tế có nhiều quyền trên nước này để bảo đảm hòa ước được tôn trọng. Đại biểu cấp cao này cũng là đại biểu của Liên minh châu Âu, và trên thực tế, được Liên minh châu Âu bổ nhiệm. Trong vai trò này, và vì hoài bão lớn của Bosna và Hercegovina là được gia nhập Liên minh châu Âu, nên trên thực tế, nước này dã trở thành nước được Liên minh châu Âu bảo hộ.
Đại biểu được Liên minh châu Âu bổ nhiệm có quyền áp đặt pháp luật và bãi nhiệm các viên chức được bầu và các công chức dân sự, có nghĩa là Liên minh châu Âu đã trực tiếp kiểm soát Bosna và Hercegovina nhiều hơn chính nước hội viên của Liên minh. Thực vậy, quốc kỳ của Bosna và Hercegovina đã được lấy theo mẫu Cờ Liên minh châu Âu.[42]
Trong lịch sử, các nước hội viên lớn hơn được cử thêm một ủy viên nữa. Tuy nhiên, do cơ quan này lớn lên, nên quyền cử thêm ủy viên của các nước lớn bị bãi bỏ, và mỗi nước đều có đại diện bằng nhau. Tuy nhiên các nước hội viên lớn nhất được có một tổng luật sư tại Tòa án Cộng đồng châu Âu. Sau hết, việc quản lý Ngân hàng Trung ương châu Âu được thực hiện bởi các thống đốc của mỗi ngân hàng quốc gia (được hoặc không được chính phủ bổ nhiệm).
Tìm hiểu thêm: Định cư châu Âu nước nào rẻ nhất
Quoctichchauau.com tống hợp từ wikipedia.
châu âu eu Liên minh châu Âu liên minh eu tin tức châu âu
Dù nhiều nước thành viên đã được hưởng lợi từ sự gia nhập này, song nhiều nhà bình luận chính trị châu Âu cho rằng, các quốc gia Đông Âu vẫn chưa hội nhập một cách đầy đủ vào EU.
Ngày 1/5/2004 được coi là ngày quan trọng trong lịch sử của Liên minh châu Âu (EU), khi diễn ra đợt mở rộng chưa từng có của liên minh này với sự gia nhập của 10 thành viên mới, chủ yếu là các nước Đông Âu: Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary, Slovenia, Cộng hòa Cyprus và Malta.
Dù nhiều nước thành viên đã được hưởng lợi từ sự gia nhập này, song nhiều nhà bình luận chính trị châu Âu cho rằng, các quốc gia Đông Âu vẫn chưa hội nhập một cách đầy đủ vào EU.
Nhật báo Hungary Népszava đã nêu ra những sai lầm mà nước này hay nước kia gặp phải khi mở rộng EU sang phía Đông. Trong bài báo có nhan đề “Tất cả mọi người đã muốn đi quá nhanh,” nhà báo Robert Friss viết: “Đó là sai lầm của phương Tây, có lẽ đã hấp tấp khi mời gọi các quốc gia hậu Xô viết gia nhập EU. Đó cũng là sai lầm của giới tinh hoa Hungary khi đã nuôi quá nhiều kỳ vọng vào việc này.
[Bộ trưởng Quốc phòng Trung và Đông Âu thảo luận vấn đề phòng thủ chung]
Đó là sai lầm của dân tộc Hungary khi đã quá mong chờ một sự thích ứng quá nhanh, đặc biệt là đối với mức sống của phương Tây. Không một ai đưa ra một biện pháp thực sự giúp các quốc gia Trung và Đông Âu khắc phục nhanh chóng những khó khăn do lịch sử để lại.”
Nhật báo của Cộng hòa Séc Hospodářské noviny đã tỏ ra tiếc nuối vì sự thiếu tầm nhìn chính trị của người dân nước này. Trong bài báo nhan đề “Người Séc còn quá nhiều điều phải học,” nhà báo Martin Ehl viết : “Đa số người Séc còn thiển cận và chỉ quan tâm tới điều có thể mang lại cho họ lợi ích ngay lập tức. Vào đầu những năm 1990, đó là việc mở cửa biên giới, thị trường tự do và thực hiện dân chủ. Kể từ khi thế giới trở nên phức tạp hơn, người ta đi tìm một lãnh đạo hứa hẹn với họ thực hiện tất cả các giải pháp… Người Séc cũng như các dân tộc khác (ở các nước Đông Âu) cần phải học tham gia vào chính trị và dân chủ của phương Tây, vì tương lai, sự phát triển và tự do của chính họ. Những năm qua chưa đủ để họ đạt được điều này.”
Nhật báo của Áo Der Standard cho rằng việc EU đón nhận 10 quốc gia Trung và Đông Âu là một quyết định dũng cảm.
Trong bài viết nhan đề “Bằng chứng của một tầm nhìn về địa chính trị dài hạn,” nhà báo Gerald Schubert nhận định: “Nếu năm 2004, châu Âu thiếu dũng cảm bỏ lỡ cơ hội mở rộng EU, thì nay khối này có lẽ đã phải chuốc lấy nguy cơ về một sự chia rẽ thường trực. Điều này có thể làm xuất hiện một ‘tấm rèm sắt’ hoặc một cuộc xung đột dữ dội. Việc mở rộng EU cách đây 15 năm đã giúp chúng ta tránh được kịch bản tồi tệ này.”
Báo 15min của Lithuania kêu gọi một chính sách của EU hỗ trợ công dân của các nước Trung và Đông Âu đang sinh sống tại Tây Âu trở về quê hương. Trong bài viết có nhan đề “Tây Âu cần ‘trả lại’ cho các nước Đông và Trung Âu các công dân đã bỏ xứ ra đi,” nhà báo Ruslanas Iržikevičius bình luận: “Những người Đông Âu đã nếm trải cuộc sống tại Tây Âu, có thể thúc đẩy những thay đổi tại các quốc gia thành viên mới của EU này….
Sự ‘di trú ngược’ này chỉ có thể diễn ra nếu người Tây Âu hiểu rằng người Đông Âu đã mang lại cho Tây Âu một sự cất cánh về kinh tế, thì từ nay họ sẽ trở nên cần thiết tại đất nước của mình…
Các nước Trung và Đông Âu sẽ có những thành phố và làng mạc đẹp đẽ nhờ vào sự phát triển về cơ sở hạ tầng thông qua nguồn vốn của EU”./.