Sáng 29/11/2024, UBND TP. Cần Thơ phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ khai mạc Diễn đàn Quốc tế Phát triển bền vững ĐBSCL (SDMD) lần II/2024 với chủ đề: “Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa: Động lực cho phát triển bền vững ĐBSCL”.
Sáng 29/11/2024, UBND TP. Cần Thơ phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ khai mạc Diễn đàn Quốc tế Phát triển bền vững ĐBSCL (SDMD) lần II/2024 với chủ đề: “Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa: Động lực cho phát triển bền vững ĐBSCL”.
Hoạt động thương mại mang một số đặc điểm sau đây:
- Chủ thể tham gia hoạt động thương mại: Chủ thể tham gia hoạt động thương mại được gọi chung là thương nhân. Trong một quan hệ thương mại phải có ít nhất một bên là thương nhân.
- Mục đích hoạt động thương mại: Mục đích là tạo ra lợi nhuận, lợi ích kinh tế.
- Nội dung chính của hoạt động thương mại.
Hoạt động thương mại gồm: Mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
- Phạm vi của hoạt động thương mại.
Các chủ thể được kinh doanh tất cả các dịch vụ, hàng hóa mà pháp luật không cấm. Phạm vi của hoạt động thương mại cũng không bị hạn chế trong lãnh thổ Việt Nam mà còn có thể tiến hành trên phạm vi quốc tế.
Căn cứ Điều 317 Luật Thương mại năm 2005, tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được giải quyết theo một trong các hình thức sau:
Thực hiện bởi một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
Theo Điều 6 Luật Trọng tài thương mại, nếu các bên đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án không được thụ lý đơn khơi kiện, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài đó vô hiệu hoặc không thể thực hiện được.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của một bên bị xâm phạm.
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Thương mại là gì?” và những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động thương mại. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc về hợp đồng thương mại, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
- Căn cứ Luật Thương Mại năm 2005;
- Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên
Hôm nay, ngày …… tháng ……. năm 20… Tại …………………Chúng tôi gồm có:
Giấy phép Đăng ký Kinh doanh:…………………………..……
Trụ sở:………………………………………………………………
Tài khoản số:………………………………..…………………
Điện thoại: …………………Fax:………………………..……
Đại diện: Ông (Bà):………………………………………..…
BÊN B: CÔNG TY…………..............................…….
Giấy phép Đăng ký Kinh doanh:……………………….…
Trụ sở: ……………………………….................…………
Tài khoản số: ………………………………………………
Điện thoại: ……………Fax:………………………….……
Đại diện: Ông (Bà):…………………………….…………
Sau khi thỏa thuận, hai bên nhất trí và cùng nhau ký kết hợp đồng đại lý thương mại với các điều khoản sau đây:
Bên B nhận làm đại lý cho Bên A các sản phẩm…………do Bên A sản xuất và kinh doanh.
Bên B trang bị cơ sở vật chất, kho bãi, địa điểm kinh doanh và chịu trách nhiệm về tất cả hàng hóa đã giao về việc trưng bày,vận chuyển, tồn trữ.
Bên B đảm bảo việc tồn trữ, giữ hàng hóa như ban đầu như bên A đã cung cấp cho đến khi giao cho khách hàng tiêu thụ.
Bên A không chấp nhận hoàn trả hàng hóa vì bất kỳ ký do gì, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Đại lý độc quyền/Đại lý bao tiêu/Tổng đại lý
(lựa chọn một trong các hình thức đại lý)
Điều 3: Phương thức giao nhận hàng
3. Số lượng hàng hóa một lần giao nhận
1. Giá sản phẩm do bên A cung cấp cho bên B là….
Giá cung cấp có thể thay đổi do…..
2. Tỷ lệ hoa hồng được tính theo….
1. Bên B thanh toán cho Bên A ….. trong thời gian……
4. Số tiền chậm trả ngoài thời gian đã quy định, phải chịu lãi theo mức lãi suất cho vay của ngân hàng trong cùng thời điểm. Nếu việc chậm trả kéo dài hơn 3 tháng thì bên B phải chịu thêm lãi suất quá hạn của ngân hàng cho số tiền chậm trả và thời gian vượt quá 3 tháng.
5. Trong trường hợp cần thiết, Bên A có thể yêu cầu Bên B thế chấp tài sản mà Bên B có quyền sở hữu để bảo đảm cho việc thanh toán.
Bên A bảo hành riêng biệt cho từng sản phẩm cung cấp cho Bên B trong trường hợp bên B tiến hành việc tồn trữ, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng và giám sát, nghiệm thu đúng với nội dung đã huấn luyện và phổ biến của Bên A.
1. Bên A cung cấp cho Bên B các tư liệu thông tin khuếch trương thương mại.
2. Bên A hướng dẫn cho nhân viên của Bên B những kỹ thuật cơ bản để có thể thực hiện việc bảo quản đúng cách.
3. Mọi hoạt động quảng cáo do Bên B tự thực hiện, nếu có sử dụng đến logo hay nhãn hiệu hàng hóa của Bên A phải được sự đồng ý của Bên A.
- Bên A có thể triển khai ký thêm hợp đồng đại lý với bên khác…
- Bên A thể ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm trực tiếp cho các bên có nhu cầu khác
Điều 9: Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Yêu cầu bên B thực hiện các biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật…
- Yêu cầu Bên B thanh toán đầy đủ tiền hàng theo thỏa thuận…
- Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm
- Trả thù lao và chi phí cho bên B
- Giao kết với một hoặc nhiều bên giao đại lý
- Yêu cầu Bên A giao hàng đúng thời gian, đúng chất lượng,…
- Yêu cầu Bên A hướng dẫn, cung cấp các thông tin liên quan đến sản phẩm,…
- Hưởng thù lao đại lý, yêu cầu bên A thanh toán thù lao đúng hạn,…
- Bảo quản, lưu trữ sản phẩm đúng quy trình sau khi nhận,…
- Thanh toán đủ tiền lấy hàng cho bên A
- Báo cáo tình hình bán hàng cho Bên A
Hợp đồng này có giá trị kể từ ngày ký đến hết ngày…………………
Nếu cả hai bên mong muốn tiếp tục hợp đồng, gia hạn phải được thỏa thuận trước khi hết hạn hợp đồng trong thời gian …..
3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Một trong hai bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp
Điều 11: Bồi thường vi phạm hợp đồng
Bên B chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Bên A trong các trường hợp:
- Bên A đang giao hàng nhưng Bên B đơn phương hủy bỏ đơn hàng và không báo trước
- Bên B đặt đơn hàng đặc biệt, Bên A đã sản xuất nhưng Bên B đơn phương hủy bỏ đơn đặt hàng đó
Mọi sửa đổi trong hợp đồng đều được lập bằng văn bản và được sự nhất trí của cả hai bên.
Trong khi thực hiện nếu có các vấn đề phát sinh thì hai bên cùng nhau thỏa thuận để giải quyết.
Nếu hai bên tự thỏa thuận không thành thì việc tranh chấp được giải quyết tại Tòa án.
Quyết định của Tòa án là cuối cùng, các bên phải thi hành.
Án phí Tòa án sẽ do bên có lỗi theo quyết định của Tòa án chịu trách nhiệm thanh toán.
Hợp đồng này được lập thành 04 bản Tiếng Việt, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau.
BÊN A BÊN B
(Ký tên và đóng dấu) (Ký tên và đóng dấu)
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005, hoạt động thương mại bao gồm các hoạt động sau:
- Mua bán hàng hoá: Là hoạt động mà trong đó tồn tại bên mua và bên bán. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; còn bên mua phải thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
- Cung ứng dịch vụ: Là hoạt động mà trong đó tồn tại 02 bên là bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ (còn gọi là khách hàng). Trong đó, bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; còn bên sử dụng dịch vụ phải thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
- Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Hoạt động này bao gồm khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
- Các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác có thể kể đến như: Hoạt động trung gian thương mại (đại diện thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại), gia công trong thương mại, đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, dịch vụ logistic,…