Vụ án Vạn Thịnh Phát (hay Đại án Vạn Thịnh Phát), cũng được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gọi là vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, là một vụ bê bối kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng diễn ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) do tỷ phú Trương Mỹ Lan cầm đầu trong hơn 10 năm. Tổng cộng đã có 86 người bị truy tố, và tổng số tiền thiệt hại của vụ án lên tới 677.000 tỷ đồng (tương đương 27 tỷ USD) thông qua việc lừa đảo giải ngân thông qua các hồ sơ cho vay của Ngân hàng SCB lên tới 1 triệu tỷ đồng (tương đương 44 tỷ USD), trở thành một trong các vụ bê bối kinh tế lớn nhất trong lịch sử Việt Nam và vượt qua bê bối 1Malaysia Development Berhad ở Malaysia, trở thành vụ bê bối tham nhũng lớn nhất Đông Nam Á. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, vụ bê bối này có thể là một trong những vụ lừa đảo tài chính lớn nhất trong lịch sử thế giới. Vụ bê bối Vạn Thịnh Phát được phơi bày trong bối cảnh chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng được đẩy mạnh lên cao nhất khi nhiều cán bộ cấp cao và kể cả Chủ tịch nước đều có liên quan. Trước khi Trương Mỹ Lan bị bắt giữ, nhiều Chủ tịch Tập đoàn lớn ở Việt Nam cũng đã bị tạm giam và khởi tố hình sự. Trong quá trình bê bối được phát hiện và nhiều cá nhân bị bắt giữ, nhiều cuộc biểu tình, căng băng rôn phản đối, đòi quyền lợi của người dân cũng đã được diễn ra trước các trụ sở, chi nhánh của Ngân hàng SCB.
Vụ án Vạn Thịnh Phát (hay Đại án Vạn Thịnh Phát), cũng được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gọi là vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, là một vụ bê bối kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng diễn ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) do tỷ phú Trương Mỹ Lan cầm đầu trong hơn 10 năm. Tổng cộng đã có 86 người bị truy tố, và tổng số tiền thiệt hại của vụ án lên tới 677.000 tỷ đồng (tương đương 27 tỷ USD) thông qua việc lừa đảo giải ngân thông qua các hồ sơ cho vay của Ngân hàng SCB lên tới 1 triệu tỷ đồng (tương đương 44 tỷ USD), trở thành một trong các vụ bê bối kinh tế lớn nhất trong lịch sử Việt Nam và vượt qua bê bối 1Malaysia Development Berhad ở Malaysia, trở thành vụ bê bối tham nhũng lớn nhất Đông Nam Á. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, vụ bê bối này có thể là một trong những vụ lừa đảo tài chính lớn nhất trong lịch sử thế giới. Vụ bê bối Vạn Thịnh Phát được phơi bày trong bối cảnh chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng được đẩy mạnh lên cao nhất khi nhiều cán bộ cấp cao và kể cả Chủ tịch nước đều có liên quan. Trước khi Trương Mỹ Lan bị bắt giữ, nhiều Chủ tịch Tập đoàn lớn ở Việt Nam cũng đã bị tạm giam và khởi tố hình sự. Trong quá trình bê bối được phát hiện và nhiều cá nhân bị bắt giữ, nhiều cuộc biểu tình, căng băng rôn phản đối, đòi quyền lợi của người dân cũng đã được diễn ra trước các trụ sở, chi nhánh của Ngân hàng SCB.
Tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mới đây, Thường trực Ban chỉ đạo cho biết: Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan đã mở rộng điều tra, khởi tố thêm 02 vụ án, khởi tố mới 72 bị can, trong đó, có 23 bị can là lãnh đạo cấp vụ, cục, cán bộ các cơ quan thanh tra, kiểm toán, thanh tra giám sát ngân hàng và cán bộ lãnh đạo thanh tra, ngân hàng một số địa phương.
Cũng tại cuộc họp, Ban chỉ đạo phấn đấu ban hành cáo trạng truy tố đối với vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB trong năm 2023.
Trước đó, ngày 19/3/2024, trong phần luận tội phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị mức án đối với các bị cáo.
Theo đó, bị cáo Trương Mỹ Lan - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị đề nghị mức án Tử hình về tội “Tham ô tài sản”.
Ngoài ra, bị cáo Trương Mỹ Lan còn bị Viện kiểm sát đề nghị HĐXX xử phạt từ 19 đến 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Tổng hợp hình phạt của 3 tội là: Tử hình.
Theo đại diện Viện kiểm sát, có đủ căn cứ xác định từ ngày 1/1/2012 đến ngày 17/10/2022 Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền đặc biệt lớn 677.286 tỉ đồng. Đây chính là hậu quả thiệt hại của vụ án do hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan gây ra.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo không hợp tác khai báo, không thừa nhận hành vi phạm tội của mình.
Như vậy, hành vi phạm tội của bị cáo Trương Mỹ Lan đã gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, dẫn đến hiện tại khả năng khắc phục không thể thanh khoản số tiền SCB bị chiếm đoạt, gây dư luận xấu trong xã hội và dư luận quốc tế trong việc điều hành quản lý vĩ mô của Nhà nước và trong kiểm soát điều hành kinh tế, chính sách tiền tệ tại Việt Nam.
“Do vậy cần phải áp dụng mức hình phạt nghiêm minh, loại bỏ bị cáo ra khỏi đời sống để răn đe và phòng ngừa hành vi phạm tội tương tự khác xảy ra trong xã hội”, đại diện Viện kiểm sát nêu quan điểm.
Phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Trương Mỹ Lan là Chủ tịch của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, gồm một tập hợp các Công ty con, Công ty liên kết.
Để có nguồn vốn lớn phục vụ hoạt động của hệ thống Công ty trên cũng như việc liên tục đầu tư, mua các dự án bất động sản, Trương Mỹ Lan đã tìm cách thâu tóm, chi phối, điều hành toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng SCB trong đó có hoạt động cho vay.
Do đó, từ trước thời điểm hợp nhất, Trương Mỹ Lan đã sở hữu phần lớn cổ phần của 3 ngân hàng. Sau khi hợp nhất, Trương Mỹ Lan tiếp tục nhờ 73 cổ đông đứng tên sở hữu trên 85% cổ phần của SCB. Đồng thời tiếp tục mua và sử dụng cá nhân đứng tên cổ phần SCB để tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng này lên hơn 91% vào ngày 1/1/2018.
Để nắm quyền chi phối, chỉ đạo, điều hành toàn bộ hoạt động của SCB, Trương Mỹ Lan đã tuyển chọn, đưa các cá nhân thân tín, có trình độ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, nghe theo chỉ đạo của Lan vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại Ngân hàng SCB (Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Giám đốc các Chi nhánh lớn, Trưởng Ban kiểm soát), trả mức lương cao từ 200 đến 500 triệu đồng/tháng; tặng, thưởng tiền, cổ phần SCB, để thông qua các cá nhân này điều hành toàn bộ hoạt động của SCB…
Nhằm che giấu hành vi phạm tội khi bị thanh tra, kiểm tra, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo các cán bộ chủ chốt của SCB mua chuộc cán bộ, lãnh đạo Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng, Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Tổ trưởng Tổ giám sát tăng cường tại SCB để các cá nhân có thẩm quyền trên bưng bít, che giấu thông tin sai phạm, báo cáo kết quả thanh, kiểm tra không trung thực, không đầy đủ.
Ngoài ra, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lãnh đạo chủ chốt của SCB thực hiện việc phân bổ các khoản vay của Trương Mỹ Lan ở một số chi nhánh chính (Sài Gòn, Cống Quỳnh, Phạm Ngọc Thạch, Bến Thành) sang một số chi nhánh khác (Đông Sài Gòn, Củ Chi, Tân Định …) để làm giảm mức độ chú ý của lực lượng chức năng.
Đặc biệt là, giai đoạn 2017 - 2018, Đoàn thanh tra liên ngành tập trung thanh tra tại SCB Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch do đã phát hiện dấu hiệu sai phạm. Để che giấu, đối phó, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo tất toán khoản vay tại chi nhánh này bằng việc tạo lập các khoản vay mới ở các chi nhánh SCB khác, sử dụng tiền giải ngân để tất toán các khoản vay tại Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch.
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao kết luận, trong vụ án này, Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần như tuyệt đối của Ngân hàng SCB (từ 85% đến 91,5% cổ phần) qua đó trở thành cổ đông có “quyền lực” để chỉ đạo, điều hành, thực chất là thao túng toàn bộ hoạt động phục vụ cho các mục đích của mình.
Trước đó, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị can trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan.
Các bị can trong vụ án bị truy tố về các tội: “Tham ô tài sản”; “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”; “Đưa hối lộ”; “Nhận hối lộ”; “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Trong đó, bị can Trương Mỹ Lan bị truy tố về các tội: “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ” và tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
Các bị can còn lại có 41 lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước…
Đáng chú ý, Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II - Ngân hàng Nhà nước) bị truy tố về hành vi nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn lên đến 5,2 triệu USD.