Số Lượng Lao Động Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài

Số Lượng Lao Động Đi Làm Việc Ở Nước Ngoài

QTO - Từ một vùng đất mang trong mình nhiều vết thương chiến tranh và có nhiều nét làng quê thôn dã, sau 15 năm thành lập, đến nay thị trấn Cửa Tùng đã trở...

QTO - Từ một vùng đất mang trong mình nhiều vết thương chiến tranh và có nhiều nét làng quê thôn dã, sau 15 năm thành lập, đến nay thị trấn Cửa Tùng đã trở...

Công ty xuất khẩu lao động và dịch vụ thương mại Biển Đông (TP Hồ Chí Minh) thông tin định hướng cho người lao động trước khi sang Nhật Bản. Ảnh: NGUYỄN TRÚC

Trong thời gian tới, cánh cửa để người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc được dự báo sẽ rộng mở hơn, với nhiều sự lựa chọn, đa dạng ngành nghề và thu nhập cao hơn. Mới đây, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa thông báo kế hoạch tuyển chọn người lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của Chính phủ Hàn Quốc (Chương trình EPS) đợt 1 năm 2024 với số lượng dự kiến hơn 15.000 người. Các thị trường lao động khác như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Singapore cũng có nhu cầu tuyển chọn số lượng lao động lớn; trong khi đó, các nước như Australia, Đức, Canada... cũng đang thiếu hụt nhân lực có tay nghề về an sinh xã hội, điều dưỡng, nông nghiệp, xây dựng, cơ khí...

Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu

Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tại Hội thảo "Nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước" mới được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng, việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hiện còn những tồn tại, hạn chế. Trong đó, một trở ngại đáng chú ý là nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa đầy đủ; chi phí đi làm việc ở nước ngoài cao; công tác quản lý, bảo hộ công dân đối với lao động Việt Nam tại các nước, vùng lãnh thổ còn nhiều bất cập; năng lực của một số tổ chức, doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu...

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động xuất khẩu, cần giám sát chặt chẽ công tác tuyển chọn, đào tạo lao động của các doanh nghiệp; chú trọng kết nối doanh nghiệp với các trường nghề để tuyển chọn và đào tạo nguồn lao động chất lượng. Ông Phạm Anh Thắng, Phó chánh Văn phòng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội-Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ tại TP Hồ Chí Minh cho rằng, cùng với những cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có vai trò quan trọng trong đào tạo người lao động, vì vậy, doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc quy định của luật, phải có cơ sở đào tạo hoặc liên kết đào tạo theo mô hình chuẩn...

Ngoài ra, các địa phương cần lựa chọn những doanh nghiệp có đủ tư cách pháp nhân, có năng lực, uy tín trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài về tuyển chọn lao động trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp cần đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường. Thực tế trên đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp cần nâng cao hơn nữa công tác đào tạo nghề, kỹ năng cho người lao động trước khi đưa họ đi làm việc. Bà Dương Thị Thu Cúc, Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Quốc tế Sài Gòn (Saigon Intergco) tại TP Hồ Chí Minh cho biết: Công ty luôn ưu tiên chất lượng mà không theo số lượng, thậm chí khi nghiệp đoàn yêu cầu đi nhanh, Công ty sẽ từ chối nếu người lao động chưa được đào tạo đầy đủ. Theo đó, Công ty chú trọng làm tốt công tác đào tạo người lao động về chuyên môn, ngoại ngữ và lòng tự hào dân tộc, để từ đó người lao động có ý thức phấn đấu, rèn luyện cho bản thân và tương lai.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng thông tin, năm 2024 sẽ tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị nguồn lao động; thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài...

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.

Làm việc cùng ngành Xuất khẩu lao động

Thêm nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH), trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 72.294 người, gấp hơn 1,55 lần so với cùng kỳ năm ngoái (6 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 46.578 người).

Đặc biệt, chỉ trong 6 tháng, số lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đạt 65,72% kế hoạch năm 2023 là xuất khẩu lao động đạt 110.000 lao động.

Nhật Bản là thị trường tiếp nhận nhiều lao động nhất với 34.508 người, tiếp đến là Đài Loan (Trung Quốc) 31.538, Hàn Quốc 1.608, Trung Quốc 902, Singapore 727 lao động nam, Hungary 712, Romania 469 và các thị trường khác.

Chỉ riêng trong tháng 6, có 12.649 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó Nhật Bản tiếp nhận 5.995 lao động, Đài Loan (Trung Quốc) 5.337, Hàn Quốc 398, Trung Quốc 173 lao động nam, Ba Lan 153, Hungary 143, Singapore 83 lao động nam, Nga 78 lao động nam, Malaysia 60, Hong Kong (Trung Quốc) 54 lao động nam và các thị trường khác.

Rộng cửa cho lao động làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc

Mới đây, Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện các cải tiến chính sách để người lao động nước ngoài có tay nghề cao sẽ có thể lưu trú lâu dài và mở rộng nhóm ngành nghề cho Chương trình kỹ năng đặc định số 2.

Theo đó, việc Nhật Bản quyết định mở rộng thêm 9 ngành nghề về chế biến thực phẩm và nhà hàng vào danh sách các ngành nghề không có thời hạn làm việc đối với tư cách lưu trú kỹ năng đặc định đã nâng những ngành nghề người lao động nước ngoài có thể lưu trú dài hạn lên 12 ngành, nghề.

Theo Bộ LĐTB&XH, đây là cơ hội để tăng số lượng, tăng quyền lợi, mở ra cơ hội cư trú lâu dài đối với lao động Việt Nam.

Nhật Bản cũng là thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam nhất trong năm qua. Các lao động sau 3 năm thực tập sinh sẽ có nhiều cơ hội chuyển sang lao động kĩ năng đặc định ở lại lâu dài. Nhiều hiệp hội ngành nghề Nhật Bản cũng sang tìm hiểu, liên kết với các trường đào tạo nghề ở Việt Nam để giúp người lao động thuần thục tay nghề trước khi xuất cảnh.

Không chỉ riêng Nhật Bản, đối với người lao động Việt Nam, Hàn Quốc cũng là thị trường có thu nhập cao, gần gũi về văn hóa nên thu hút nhiều lao động lựa chọn sang làm việc. Thu nhập bình quân của người lao động từ 1.500-2.000 USD/tháng.

Ngay trong tháng 6, Bộ trưởng Bộ LĐ&XH Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Việc làm và Lao động Hàn Quốc Lee Jung Sik đã ký và trao Bản ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (Chương trình EPS).

Chương trình EPS đã mang lại nhiều việc làm có thu nhập cao cho người lao động Việt Nam cũng như đóng góp vào sự phát triển của các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Công ty TNHH MTV Hợp tác lao động và Dịch vụ Vinafor

- Công ty TNHH MTV Hợp tác lao động và Dịch vụ Vinafor tập trung vào các lĩnh vực tư vấn du học, tuyển chọn và tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng và đào tạo ngoại ngữ.

- Đảm bảo nguồn cung ứng lao động có chất lượng và kỷ luật cao cho các đối tác nước ngoài, cam kết đảm bảo nguồn thu nhập ổn định và các quyền lợi hợp pháp chính đáng cho người lao động, phát triển có chọn lọc các thị trường và các nhóm ngành nghề, nâng cao chất lượng tay nghề người lao động thông qua đào tạo, giảm thiểu cung ứng lao động phổ thông.

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Lâm nghiệp bao gồm lao động có tay nghề, kỹ thuật viên, thực tập sinh lâm nghiệp...

- Đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng với các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Malaysia và nghiên cứu một số thị trường tiềm năng như Châu Âu, Trung Đông.

- Đẩy mạnh dịch vụ tư vấn du học và đào tạo vì đây là lĩnh vực ít rủi ro và nhiều tiềm năng phát triển

+ Văn phòng làm việc: Tại toà nhà VINAFOR – 127 Lò Đúc, Đống Mác, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

+ Trung tâm đào tạo và dịch vụ Vinafor - Km11,5, đường Ngọc Hồi, Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội với tổng diện tích hơn 2.000m2, khuôn viên rộng rãi, khép kín cùng với trang thiết bị hiện đại, chuyên biệt, có khả năng đào tạo 300 học viên/khóa học.

+ Văn phòng đại diện tại Nhật Bản nhằm xúc tiến thương mại, phát triển thị trường ngoài nước.

+ Cán bộ lãnh đạo trí tuệ, kinh nghiệm, nhiệt huyết, trách nhiệm, kỷ luật, quyết đoán…

+ Cán bộ nhân viên: sức trẻ, nhiệt huyết, năng động, trình độ chuyên môn cao, ham học hỏi, kỷ luật, trách nhiệm…

Cung ứng nguồn nhân lực đã qua đào tạo, có tư cách tốt, có năng lực thực hiện công việc, có khả năng giao tiếp tốt, có kỷ luật.

Đảm bảo mức lương đúng cam kết, bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi làm việc tại nước sở tại.

Người lao động học tác phong trước khi xuất cảnh. Ảnh: Bá Quyết.

Nhật Bản dẫn đầu thị trường tiếp nhận lao động

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong 10 tháng năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 130.640 lao động (41.039 lao động nữ), đạt 104 % kế hoạch năm 2024.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đánh giá, việc “về đích” sớm trong kế hoạch đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài của năm 2024 do các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc tiếp tục được duy trì ổn định. Trong đó, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản là 2 thị trường luân phiên tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất. Trong giai đoạn 2017 - 2023, Nhật Bản có 5 năm ở vị trí số 1 về tiếp nhận lao động Việt Nam. Tính đến tháng 6 năm nay, số lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản đã vượt hơn 600.000 người. Đây cũng là cộng đồng người nước ngoài lớn thứ hai tại nước này. Riêng năm 2023, khoảng 80.000 người Việt Nam đã sang Nhật Bản làm việc, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số nước phái cử lao động tại quốc gia này.

Người lao động Việt Nam chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, như cơ khí, may mặc, giày da, lắp ráp điện tử, số này chiếm đến 80%; còn lại trong lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ…

Bên cạnh đó, Bộ LĐTBXH cũng đang thúc đẩy phát triển một số thị trường mới tiềm năng, tạo cơ hội mới cho người lao động khi lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài. Cụ thể, trong tháng 9/2024, Bộ LĐTBXH và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã công bố triển khai thực hiện hỗ trợ công dân Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia theo Chương trình Di chuyển lao động giữa Australia và Việt Nam.

Tìm cách mở cửa thị trường châu Âu

Ông Phạm Viết Hương - Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐTBXH cho biết: Theo thỏa thuận giữa hai Chính phủ thì phía người sử dụng lao động sẽ chi trả tối thiểu 300 USD tiền vé máy bay. Còn người lao động không phải trả chi phí dịch vụ cho các doanh nghiệp phái cử. Về điều kiện làm việc thì người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp như chăn nuôi hay hoa quả và điều kiện làm việc nói chung như người Australia và mức lương tính theo lương tuần là 915 USD/tuần fulltime tính tháng ra cũng là mức lương tương đối cao so với các thị trường khác. Còn các điều kiện khác hai bên đã đưa vàp một thỏa thuận và thống nhất về điều kiện lao động cho người lao động Việt Nam giống như người Australia. Như vậy người lao động đạt được phúc lợi tương đối cao.

Mặt khác, Bộ LĐTBXH tiếp tục mở rộng và phát triển một số thị trường lao động có mức thu nhập và điều kiện làm việc tốt tại khu vực châu Âu. Hiện nay, số lượng lao động đi làm việc tại thị trường này chưa nhiều nhưng điều kiện làm việc và thu nhập tương đối tốt.

Việt Nam và các nước thuộc Liên minh châu Âu có quan hệ hữu nghị và hợp tác phát triển tích cực, ngày càng sâu rộng, hiệu quả và toàn diện, trong đó có lĩnh vực hợp tác lao động. Hoạt động hợp tác này mang lại lợi ích to lớn cho mỗi nước. Hiện các nước thuộc Liên minh châu Âu có nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực, bù đắp thiếu hụt lực lượng lao động do già hóa dân số. Trong khi đó, Việt Nam là nước có dân số trẻ, cần giải quyết việc làm, đào tạo kỹ năng nghề, tác phong lao động công nghiệp.

“Ngoài 3 thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) chúng ta đang tiếp tục mở rộng các thị trường khác, đặc biệt là các nước châu Âu. Các nước châu Âu điều kiện làm việc và thu nhập khá. Hiện nay, chúng ta đang thúc đẩy lao động sang Đức hay Hy Lạp, Hungari và Rumani. Ngoài các thị trường đó, các doanh nghiệp cũng đang tiếp cận thị trường Tây Ban Nha, Phần Lan... Các nước già hóa dân số có xu hướng tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có Việt Nam” - ông Phạm Viết Hương cho biết.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan, việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là hướng đi để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Bởi sau khi người lao động về nước, tham gia vào thị trường lao động sẽ nguồn nhân lực có chất lượng, giúp lan tỏa tác phong công nghiệp, là cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và quốc tế... Do đó, để đảm bảo chất lượng lao động đưa đi, công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng được Bộ LĐTBXH tăng cường và quản lý chặt chẽ hơn. Cùng với đó, công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động được tăng cường

Trong những năm gần đây, bình quân mỗi năm Việt Nam đưa khoảng 150.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay có khoảng 700.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở 40 nước và vùng lãnh thổ, với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau.

( Theo https://daidoanket.vn/lao-dong-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai-vuot-chi-tieu-10...)