Nhân Sự Có Mấy Mảng

Nhân Sự Có Mấy Mảng

Doanh nghiệp phải cung cấp cho nhân viên các công cụ cần thiết cho sự thành công của họ. Trong đó bao gồm tổ chức cho nhân viên mới những khóa đào tạo định hướng sâu rộng; giúp họ nắm vững nghiệp vụ cũng như hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải cung cấp cho nhân viên các công cụ cần thiết cho sự thành công của họ. Trong đó bao gồm tổ chức cho nhân viên mới những khóa đào tạo định hướng sâu rộng; giúp họ nắm vững nghiệp vụ cũng như hòa nhập với văn hóa doanh nghiệp.

Kiến thức chuyên môn về quản trị nhân sự

Để thành công trong nghề nhân sự, người làm cần có kiến thức sâu rộng về luật lao động, bảo hiểm và các quy định liên quan đến hợp đồng lao động. Kiến thức này không chỉ giúp đảm bảo tuân thủ pháp luật mà còn bảo vệ quyền lợi của cả nhân viên và tổ chức. Ngoài ra, hiểu biết về các lý thuyết quản trị nhân sự, quy trình tuyển dụng, đào tạo và quản lý hiệu suất là yếu tố không thể thiếu. Kỹ năng quản lý lương thưởng và phúc lợi cũng là một phần quan trọng của công việc này, giúp xây dựng và thực hiện các chính sách lương thưởng công bằng, cạnh tranh.

Đạo đức nghề nghiệp và tính chính trực

Người làm nhân sự phải luôn duy trì sự bảo mật và kín đáo trong việc xử lý thông tin cá nhân và các vấn đề nội bộ của nhân viên. Đạo đức nghề nghiệp vững vàng và tính chính trực giúp họ đưa ra những quyết định công bằng và khách quan, xây dựng lòng tin và sự tôn trọng từ phía nhân viên và các bên liên quan.

Nguồn tài liệu nào phù hợp để tích lũy thêm kiến thức về Nhân sự, đặc biệt là trong mảng Tuyển dụng?

Trên thị trường, hiện vẫn chưa có một nguồn thông tin chính thống nào cung cấp những tài liệu về mảng Tuyển dụng, tuy nhiên, các bạn vẫn có thể tham khảo những nguồn sau đây:

Hãy cẩn trọng trong việc chọn lọc thông tin vì với thời đại phát triển của truyền thông – mạng xã hội; lượng thông tin dễ bị nhiễu và có nhiều nguồn chưa thật sự chính xác. Nghề nhân sự ngày càng được quan tâm nhiều hơn thì đòi hỏi và thách thức với người làm nghề lại càng lớn.  Hy vọng với những thông tin vừa chia sẻ, mọi người sẽ hiểu hơn về nhân sự là làm gì? HR là gì và những vấn đề xoay quanh. Nhân sự là làm gì sẽ không còn khiến nhiều người thắc mắc nữa. Chúc cho các bạn sẽ có những hành trang về thông tin bổ ích cho định hướng phát triển nghề nghiệp của mình.

Xem thêm top việc làm Developer trên TopDev

Kỹ năng giải quyết vấn đề và phân tích tình huống

Người làm nhân sự thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến nhân viên, từ xử lý khiếu nại, giải quyết vấn đề lương thưởng, đến các vấn đề liên quan đến phúc lợi. Kỹ năng giải quyết vấn đề là yêu cầu thiết yếu giúp họ linh hoạt ứng phó với các tình huống, hạn chế xảy ra những vấn đề tiêu cực không cần thiết. Kỹ năng phân tích và đánh giá cũng đặc biệt quan trọng, nhất là trong quá trình tuyển dụng và quản lý nhân viên. Khả năng phân tích câu trả lời của ứng viên, đánh giá kỹ năng, kiến thức và tính cách sẽ giúp chọn lọc ra những ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc.

Khả năng phân tích còn giúp người làm nhân sự đánh giá tiềm năng phát triển của nhân viên, từ đó có những chính sách thăng tiến phù hợp hoặc bổ sung vào các vị trí quản lý còn thiếu.

Kỹ năng giao tiếp và quan tâm đến con người

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp người làm nhân sự truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, thuyết phục và hiệu quả. Đồng thời, người làm nhân sự cần có sự quan tâm đến con người, hiểu và cảm thông với mong muốn, nhu cầu của nhân viên. Họ cần tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, tích cực, thúc đẩy động lực và đóng góp của nhân viên vào sự phát triển của tổ chức. Sự lắng nghe chủ động là cần thiết để hiểu rõ và giải quyết kịp thời những vấn đề mà nhân viên gặp phải.

Thực tập sinh phòng Nhân sự (Mảng đào tạo)

Nhân sự là gì? Mô tả về công việc nhân sự có gì thú vị? Nhiều người nghĩ nghề Nhân sự chỉ là đơn thuần nhằm mục đích tuyển dụng và hiển nhiên dừng lại ở đó. Tuy nhiên, đó chỉ là sự mô tả về một khía cạnh nhỏ mà thôi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh ngành nghề này.

Nhân sự hay HR là gì? Chúng ta cùng nhau đi tìm câu trả lời nhé!

Nhân sự là bộ phận thực hiện các công việc liên quan đến quản lý, phát triển và sử dụng nguồn lực con người trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Nhân sự không chỉ bao gồm việc tuyển dụng và sa thải, mà còn liên quan đến việc đào tạo, đánh giá, phát triển kỹ năng, và tạo động lực cho nhân viên để họ có thể phát huy tối đa năng lực của mình, góp phần vào sự thành công của tổ chức.

Nói một cách dễ hiểu, nghề nhân sự chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quá trình làm việc của nhân viên từ tìm kiếm ứng viên và tuyển dụng, cho đến đào tạo và sa thải. Bên cạnh đó, nhân sự còn quản lý các phúc lợi, tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh, nhằm giữ chân những nhân viên giỏi, thúc đẩy năng suất làm việc và khuyến khích sự trung thành, tận tâm của nhân viên đối với tổ chức.

HR (Human Resources) là thuật ngữ dùng để chỉ ngành quản trị nhân sự.

Bộ phận nhân sự (Human Resources – HR) đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển lực lượng lao động của một doanh nghiệp. Các hoạt động chính của bộ phận nhân sự bao gồm:

Một ví dụ rất dễ nhận thấy trong thực tế về vai trò của quản trị nhân sự là khi người làm nhân sự tìm được đúng người cho đúng việc; vào đúng thời điểm (right person for right job at right time) thì cả doanh nghiệp/tổ chức và người lao động đều có lợi.

Ở Việt Nam, ngành nhân sự vẫn chưa được đánh giá đúng tầm quan trọng của hoạt động quản trị; phát triển nguồn nhân lực như đúng bản chất của nó. Và cũng ít ai hiểu được rằng, ngành nhân sự là hoạt động liên quan đến mọi hoạt động quản trị khác; có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa tổ chức/doanh nghiệp với người lao động.

Tùy vào vị trí, kinh nghiệm mà người làm tuyển dụng sẽ được phân công phần lượng công việc phù hợp. Song, chúng ta có thể khái quát mô tả công việc nhân sự sẽ phải thực hiện ngay sau đây:

Tuyển dụng là quá trình thu hút, sàng lọc; lựa chọn và chỉ định ứng viên phù hợp cho vị trí công việc đang cần tuyển của doanh nghiệp. Thành công của hoạt động tuyển dụng được đánh giá bằng số lượng vị trí trống được lấp đầy và thời gian cần thiết để tuyển dụng. Đây là hoạt động chính giúp củng cố lực lượng lao động của công ty.

Nhân viên tuyển dụng trong phòng nhân sự sẽ phải thực hiện các công việc:

Các câu hỏi liên quan trong ngành Nhân sự

Để theo đuổi nghề nhân sự, bạn có thể lựa chọn học các ngành học có liên quan trực tiếp đến quản trị nhân sự hoặc các ngành khác có liên quan đến quản lý và phát triển con người. Dưới đây là một số ngành học phổ biến mà nhiều người lựa chọn để bước vào lĩnh vực nhân sự:

Recruitment và Talent Acquisition có sự khác biệt như thế nào?

Tuyển dụng (Recruitment) là một quy trình được đơn giản hóa bởi các bước: Đăng tin tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ từ ứng viên, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn ứng viên và chọn người phù hợp (dựa trên các tiêu chí đã được xác lập.

Trong khi đó, Talent Acquisition là một quá trình “dài hơi” hơn vì nó được định hướng phát triển với với một tầm nhìn chiến lược trước và sau quá trình tuyển dụng. Điểm khác ở Talent Acquisition là ngoài việc tuyển dụng đơn thuần. Nó còn có nhiệm vụ lựa chọn nguồn nhân sự; theo dõi và xây dựng mối quan hệ với các ứng viên không được chọn để có thể tuyển dụng họ cho những vị trí phù hợp hơn.

Nói cách khác, Talent Acquisition giúp công ty tạo ra một nhóm ứng viên tiềm năng sẵn có để tuyển dụng trong tương lai. Các công ty có thể lưu dữ liệu của các ứng viên; tạo lập hệ thống để xem xét; chuẩn bị được một nguồn nhân lực dồi dào thay vì phải tuyển dụng nhiều lần.