Khám Tiền Thai Sản Là Khám Những Gì

Khám Tiền Thai Sản Là Khám Những Gì

Khám thai định kỳ là việc làm quan trọng để theo dõi sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Dự tính được khám thai hết bao nhiêu tiền sẽ giúp các thai phụ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính. Bên cạnh dịch vụ siêu âm và đo tim thai, bà bầu có thể đăng ký thêm nhiều hạng mục thăm khám khác. Cùng xem những dịch vụ khám thai cần thiết và chi phí mà thai phụ cần chuẩn bị nhé!

Khám thai định kỳ là việc làm quan trọng để theo dõi sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Dự tính được khám thai hết bao nhiêu tiền sẽ giúp các thai phụ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính. Bên cạnh dịch vụ siêu âm và đo tim thai, bà bầu có thể đăng ký thêm nhiều hạng mục thăm khám khác. Cùng xem những dịch vụ khám thai cần thiết và chi phí mà thai phụ cần chuẩn bị nhé!

Chi phí làm xét nghiệm sàng lọc dị tật

Phương pháp xét nghiệm sinh hóa Double Test, Triple Test có mức phí trung bình từ 500.000 - 600.000 VNĐ. Ở một số bệnh viện quốc tế, chi phí xét nghiệm Double Test và Triple Test có thể cao hơn. Ví dụ như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có phí xét nghiệm Double Test khoảng 1 triệu đồng. Bảng giá xét nghiệm NIPT từ 2.000.000 - 10.000.000 VNĐ tùy từng phạm vi xét nghiệm.

Mẹ bầu cần khám thai bao nhiêu lần?

Như vậy, bạn có thể tham khảo các mức giá trên để ước tính tổng chi phí khám thai hết bao nhiêu. Ngoài ra, bạn có thể dựa theo các dấu mốc khám thai quan trọng để tính số lần thăm khám. Bà bầu có 8 mốc khám thai cần ghi nhớ đó là:

Mang thai là một thiên chức thiêng liêng nhưng cũng là cuộc hành trình gian nan của người phụ nữ. Để chi phí khám thai không trở thành áp lực, bà bầu nên tham khảo những thông tin trên và dự trù khoản tài chính phù hợp. Chúc tất cả các bà bầu sẽ trải qua thai kỳ khỏe mạnh và bình an nhé!

Xem thêm: Chi phí khám thai 3 tháng đầu như thế nào?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi BSCK I. Trần Thị Thu Hà, Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Khi xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, cũng như rất nhiều vấn đề khác, việc sinh nở của chị em phụ nữ rất được quan tâm và chú trọng, đặc biệt là các chu kỳ khám thai.

Mặc dù rất đơn giản nhưng với những người mới làm mẹ lần đầu thì chắc chắn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc khám thai, không biết đi khám thai như thế nào, khám thai lần đầu là khám những gì? Ngay cả với những người đã có nhiều kinh nghiệm thì việc xác định thời gian và quy trình khám thai lần đầu cũng có thể chưa nắm rõ.

Trên thực tế, không phải ai cũng xác định được thời gian khám thai lần đầu trong chu kỳ khám thai cho hợp lý. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì không nên đi khám thai lần đầu quá sớm vì sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi và có thể chưa phát hiện được dấu hiệu mang thai. Thông thường, trong 2 tuần đầu sau khi thụ thai thành công, trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung khoảng 48 giờ và thực hiện các hoạt động phân bào. Đến 2 - 3 ngày tiếp theo hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ ở đó. Mốc thời gian được đánh dấu khi người phụ nữ bị chậm kinh đến lúc khám thai lần đầu là khoảng 3 tuần.

Thời gian và quy trình khám thai lần đầu quan trọng nhất trong suốt quá trình mang thai. Vậy khám thai lần đầu như thế nào? Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết tiền sử sức khỏe của người mẹ, kiểm tra tình hình sức khỏe hiện tại và làm các xét nghiệm cần thiết. Quy trình khám thai lần đầu bao gồm:

Ngoài việc chú ý đến thời gian chu kỳ khám thai, mẹ bầu cũng cần lựa chọn bác sĩ hoặc những cơ sở y tế có uy tín để thực hiện các bước thăm khám diễn ra đúng quy trình, an toàn và đạt hiệu quả cao. Nên chuẩn bị trước những thắc mắc của bản thân, liệt kê ra giấy hoặc ghi chú lại để có thể nhận được sự giải đáp từ phía bác sĩ một cách tốt nhất. Cần giữ lại kết quả khám của lần đầu tiên để làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi cho những lần khám sau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tổng chi phí khám thai là bao nhiêu?

Khám thai hết bao nhiêu tiền phụ thuộc vào việc thai phụ đi khám ở đâu, số lần thăm khám và các xét nghiệm thực hiện. Bạn có thể tham khảo một số mức giá dưới đây đã được tổng hợp tại các phòng khám, bệnh viện.

Tại các phòng khám tư nhân, dịch vụ siêu âm 2D có giá từ 100.000 - 200.000 VNĐ. Dịch vụ siêu âm 3D và 4D có giá từ 200.000 - 400.000 VNĐ. Phí siêu âm thai 2D tại các bệnh viện công lập ở mức 200.000 - 300.000 VNĐ, siêu âm 3D và 4D có giá 400.000 - 500.000 VNĐ. Một số bệnh viện ngoài công lập có mức phí siêu âm thai cao hơn.

Xét nghiệm nước tiểu bao nhiêu tiền phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm và bảng giá của cơ sở y tế. Hiện nay, xét nghiệm nước tiểu có thể thực hiện bằng phương pháp trực quan, phân tích thông qua lớp kính hiển vi hoặc máy phân tích nước tiểu. Trong đó, phương pháp tổng phân tích nước tiểu bằng máy cho ra kết quả chi tiết và chính xác hơn. Chi phí xét nghiệm dao động từ 100.000 - 300.000 VNĐ tùy từng địa chỉ thăm khám.

Dịch vụ khám thai bao gồm những gì?

Để kiểm tra sức khỏe thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành nhiều hạng mục thăm khám khác nhau. Dưới đây là những nội dung thăm khám quan trọng dành cho bà bầu.

Đây là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để xem được hình ảnh của thai nhi, tử cung, nhau thai và các bộ phận khác bên trong khung chậu của mẹ bầu. Thai phụ cần đi siêu âm định kỳ xuyên suốt quá trình mang thai. Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của thai nhi. Nhiều bất thường ở em bé sẽ được phát hiện thông qua siêu âm như là: Tim bẩm sinh, hở hàm ếch…

Xét nghiệm nước tiểu thai kỳ thường được thực hiện ở tuần 12, duy trì mỗi tháng 1 lần từ tuần thứ 24 trở đi. Bác sĩ tiến hành xét nghiệm mẫu nước tiểu của bà bầu để kiểm tra thành phần, chẩn đoán một số vấn đề có thể gặp ở thai kỳ. Đây là xét nghiệm cần thiết giúp thai phụ sớm phát hiện các bệnh lý về đường tiết niệu, tiểu đường, bệnh lây qua đường tình dục, nguy cơ tiền sản giật,…

Khi mang thai, bà bầu cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra nhóm máu, xác định yếu tố Rh và các nguy cơ ở thai kỳ. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ rủi ro của bệnh truyền nhiễm sang thai nhi như: HIV, viêm gan B, nhiễm virus Rubella,… Đặc biệt, thông qua phương pháp xét nghiệm máu sàng lọc dị tật, bác sĩ có thể xác định các vấn đề bất thường dưới đây:

Hiện nay, sàng lọc dị tật thai kỳ có 3 phương pháp cho kết quả chính xác 90 - 99.9% là: Double Test, Triple Test và NIPT. Xét nghiệm Double Test thực hiện ở tuần 11 - 13 của thai kỳ. Triple Test thực hiện ở tuần 15 - 18 của thai kỳ. Phương pháp NIPT có thể tiến hành từ tuần thai thứ 10 cho đến khi bé chào đời. Nhưng theo các bác sĩ, để có kết quả chuẩn nhất thì bà bầu nên xét nghiệm NIPT khi thai được 9 - 10 tuần tuổi.

Ngoài các nội dung khám quan trọng kể trên, thai phụ có thể được chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác tùy vào tình trạng sức khỏe. Thông thường, thai phụ không nhất thiết phải thực hiện tất cả các nội dung khám và xét nghiệm. Bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp thăm khám phù hợp với tình trạng của thai kỳ.