Hiển thị 10/282
Hiển thị 10/282
Đạo diễn "nông dân" nhất Việt Nam
Trần Bình Trọng sinh năm 1973, là đạo diễn của hai series phim hài Đại gia chân đất và Làng ế vợ thường được phát hành vào dịp Tết Nguyên đán trong nhiều năm qua. Anh được xem là đạo diễn "nông dân" nhất Việt Nam.
Trần Bình Trọng là con trai của NSND Trần Nhượng. Việc sinh ra trong một gia đình có cha làm nghệ thuật đã tạo tiền đề cho anh trở thành một nghệ sĩ. Khi mới 5 tuổi, anh đã trở thành một diễn viên nhí.
NSND Trần Nhượng và đạo diễn Trần Bình Trọng.
Mặc dù xác định không theo con đường nghệ thuật giống bố nhưng nghiệp diễn như kiểu cha truyền con nối vẫn bám lấy anh. Khi còn là sinh viên Đại học Văn hóa, Bình Trọng xin làm trợ lý đạo diễn để có thêm thu nhập. Nhờ sự nhanh nhẹn, hoạt bát, anh được các đạo diễn quý mến. Nhiều lúc do thiếu người, Bình Trọng lại làm diễn viên bất đắc dĩ.
Anh được nhớ đến với hình ảnh một diễn viên có vóc dáng nhỏ nhắn, khuôn mặt xương xẩu nhưng rất lanh lợi. Trần Bình Trọng trái ngược hoàn toàn với cha ruột cả về ngoại hình lẫn tính cách. NSND Trần Nhượng bảnh bao, chỉn chu bao nhiêu thì Trần Bình Trọng xuề xòa, "bụi bặm" bấy nhiêu. Với ngoại hình và tính cách đó, anh thường xuyên đảm nhiệm những vai diễn có tính cách khôn lỏi, quê mùa.
NSND Trần Nhượng trong đám cưới của con trai.
Trần Bình Trọng được phong là “Vua vai phụ” khi xuất hiện nhiều trên các phim truyền hình, phim hài... Hầu hết các vai diễn của anh thường là những vai nhí nhố, lấc cấc hay mấy gã lưu manh, gian xảo...
NSND Trung Hiếu, đạo diễn Trần Bình Trọng và diễn viên phim "Đại gia chân đất".
Những tác phẩm ghi dấu ấn của Bình Trọng trong lòng khán giả phải kể đến như: Đại gia chân đất, Túng tiền tiến tùng, Làng ế vợ…
Khán giả quen thuộc với hình ảnh của Bình Trọng trong các bộ phim hài.
Trần Bình Trọng ngoài việc là một diễn viên, anh còn đảm nhận khá nhiều vai trò như đạo diễn, biên kịch, tổ chức sản xuất. Tuy là giám đốc hãng phim Bình Minh do mình sáng lập nhưng từ ngoại hình cho tới tính cách của Trần Bình Trọng đều toát lên vẻ gần gũi, mộc mạc.
Suốt 14 năm qua, "Đại gia chân đất" đều có những cảnh quay mạo hiểm và Bình Trọng luôn là người đóng, không có cascadeur.
Anh luôn thể hiện là người nghệ sĩ lao động rất miệt mài và tâm huyết, lăn xả trên trường quay, bất chấp mọi thử thách. Tại buổi gặp gỡ báo chí ra mắt phim hài Tết Đại gia chân đất 14, đạo diễn Bình Trọng phải ngồi xe lăn do nhảy từ độ cao hơn 2m xuống biển khi đóng phim nên không may bị gãy xương chày.
Trong một cuộc trò chuyện với VietNamNet, chia sẻ về việc "chỉ đạo" diễn xuất cho bố mình - NSND Trần Nhượng cùng dàn diễn viên gạo cội khác như NSND Trung Hiếu, NSƯT Quang Tèo..., Trần Bình Trọng cho hay không bị áp lực.
"Người diễn viên, dù trẻ hay già trên trường quay vẫn phải làm theo chỉ đạo của đạo diễn. Giống như một trận bóng đá, cầu thủ xuất sắc tới mấy cũng phải đá theo chiến thuật của huấn luyện viên. Các diễn viên làm phim lâu năm đều hiểu điều đó nên kể cả bố tôi cũng vẫn không ngại 'uốn' theo ý tôi. Tất nhiên, kinh nghiệm của nghệ sĩ gạo cội là điều mà các đạo diễn nên tham khảo", anh nói.
Đạo diễn, diễn viên Bình Trọng cùng Quang Tèo, Hiệp "gà" trong một dự án phim hài mới.
Từng gắn với biệt danh "Thiên Lôi xấu nhất lịch sử Táo Quân", Trần Bình Trọng khiến dân tình xuýt xoa khi các con đều có hình thức nổi bật, được nhận xét nhờ "gien của mẹ".
Bà xã của nam đạo diễn tên Thu Phương. Năm 2002, Bình Trọng làm trợ lý cho ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Trong đêm chung kết, anh có dịp làm việc với các thí sinh xuất sắc. Bẵng đi một thời gian, khi đang đi trên đường Hà Nội, anh bất ngờ gặp lại một thí sinh trong cuộc thi hoa hậu năm xưa. Dù không thể nhớ được tên nhưng Bình Trọng giả vờ như nhớ lắm, rồi cứ thế họ qua lại trò chuyện. Năm 2005, sau 3 năm tìm hiểu, cả hai góp gạo thổi cơm chung.
Những năm đầu hôn nhân, cặp đôi trải qua không ít sóng gió. Theo lời nam nghệ sĩ thì vợ anh là người hay ghen và có phần cuồng yêu. Nam đạo diễn cũng có lần chia sẻ với truyền thông rằng bản thân từng có lúc mắc sai lầm khi say nắng người khác và khiến vợ giận. Tuy nhiên, ngay sau đó anh đã rút kinh nghiệm, không tái phạm và được bà xã tha thứ.
Trần Bình Trọng và cậu con trai cả Bình Minh.
Mới đây, đạo diễn Trần Bình Trọng gây chú ý khi đăng ảnh bên cậu con cả Bình Minh trổ mã cao lớn, đẹp trai hơn bố. Vợ chồng nam nghệ sĩ còn có con trai thứ hai Minh Khang và con gái út Trúc Linh, cả ba đều có ngoại hình vượt trội.
Nghệ sĩ Bình Trọng bé nhỏ bên các con.
Tổ ấm hạnh phúc của đạo diễn Bình Trọng.
Trong mắt Bình Trọng, vợ là hậu phương vững chắc. Thu Phương không chỉ hỗ trợ chồng về sổ sách, kế toán cho hãng phim anh làm chủ mà còn một tay quán xuyến việc nhà, chăm sóc con cái. Dù là nghệ sĩ nổi tiếng nhưng Bình Trọng có cách sống giản dị, bình dân, vợ mua gì mặc nấy chứ không đòi hỏi đồ hàng hiệu.
Nghệ sĩ Bình Trọng có phong cách dân dã, rất đời thường.
Bình Trọng yên tâm hoạt động nghệ thuật vì có vợ là hậu phương, chăm lo cho các con.
Trailer phim 'Đại gia chân đất':
Nguồn: [Link nguồn]Nguồn: [Link nguồn]
Đạo diễn Trần Bình Trọng là người đứng sau loạt series hài đình đám như "Đại gia chân đất", "Làng ế vợ".
Hoàng Minh Thảo (25 tháng 10 năm 1921 - 8 tháng 9 năm 2008) là một Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Là một vị tướng trận mạc, ông cũng đồng thời được biết đến là một nhà lý luận quân sự hàng đầu của Việt Nam.
Ông tên thật là Tạ Thái An, sinh ngày 25 tháng 10 năm 1921 tại xã Bảo Khê, huyện Kim Động (nay thuộc thành phố Hưng Yên), tỉnh Hưng Yên, con ông Tạ Quang Khai và bà Nguyễn Thị Tành. Cha ông là một tiểu chủ yêu nước làm nghề thợ may, do tham gia phong trào yêu nước nên bị Pháp lùng bắt, vì vậy đã đưa gia đình lên sinh sống tại vùng Tràng Định - Thất Khê (Lạng Sơn). Tuổi thơ ông lớn lên tại vùng rừng núi này.
Sau khi hoàn thành lớp nhất (tương đương với lớp 5 hiện nay), ông được cha gửi xuống Hà Nội ở nhờ ông Mai Phúc Tường (hiệu Quảng Thái) ở 29 Hàng Bồ để học tiếp bậc trung học tại trường tư thục Thăng Long[1]. Sau này khi ông Hoàng Minh Thảo hoạt động cách mạng đã được gia đình ông Mai Phúc Tường che giấu hoạt động. Cũng trong quãng thời gian này, trong những lần về Lạng Sơn nghỉ hè, ông giác ngộ cách mạng qua những đợt tham gia buổi tuyên truyền của Đảng. Năm 1937, Tạ Thái An được xếp vào danh sách cảm tình Đảng tại cơ sở Đảng ở Lạng Sơn và tham gia Đoàn thanh niên dân chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lấy bí danh hoạt động là Tạ Quang. Năm 1941, ông tham gia Việt Minh, rồi được cử đi học quân sự ở Liễu Châu, Trung Quốc. Cuối năm 1944, ông tham gia gây dựng cơ sở chính trị và xây dựng lực lượng du kích ở vùng biên giới Lạng Sơn.
Sau khi về nước, ngày 7 tháng 1 năm 1945, tham gia Ban phụ trách công tác biên giới của Tổng bộ Việt Minh, Ủy viên dự khuyết Tỉnh ủy lâm thời Lạng Sơn. Ngày 3 tháng 3 năm 1945, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và tham gia giành chính quyền ở Lạng Sơn. Cái tên Hoàng Minh Thảo ra đời trong thời gian này và gắn bó với ông cho đến tận cuối đời.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, từ tháng 8 năm 1945 đến năm 1949, ông là phái viên của Bộ Quốc phòng ở các tỉnh duyên hải tả ngạn sông Hồng, Khu trưởng Chiến khu III, Phó tư lệnh Liên khu III. Năm 1948, ông được phong quân hàm Đại tá Quân đội Quốc gia Việt Nam trong đợt phong hàm đầu tiên.
Từ 1949-1950, ông làm Tư lệnh Liên khu 4.
Sau Chiến dịch Biên giới 1950, các đại đoàn quân chính quy được thành lập. Ông được bổ nhiệm làm Đại đoàn trưởng đầu tiên của Đại đoàn 304 (1950-1954).
Sau năm 1954, ông được phân công công tác đào tạo cán bộ quân sự, xây dựng Học viện Quân sự. Ông giữ chức vụ Hiệu trưởng Học viện Quân sự liên tục từ 1954 đến 1966 (nay là Học viện Lục quân Đà Lạt). Năm 1962, ông nghiên cứu ở Học viện Quốc phòng Bắc Kinh. Sau này có học bổ túc quân sự ở Liên Xô (cũ). Ông thông thạo tiếng Pháp, tiếng Trung quốc.
Từ tháng 11 năm 1966, ông được điều vào Nam giữ chức Phó tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. Chính qua trận đụng độ giữa Quân giải phóng Miền Nam và quân Mỹ tại Iađrăng mà ông đã ghi nhận lại được những nguyên tắc quan trọng giúp Quân giải phóng Miền Nam giành được một số lợi thế khi giao chiến với một đối phương có ưu thế tuyệt đối về hỏa lực và cơ động.
Năm 1968, ông là Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. Tháng 8 năm 1974, ông giữ chức Phó tư lệnh Quân khu V; tháng 3 năm 1975, là Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên.
Sau 1975, từ tháng 5 năm 1976 đến 1989, ông trở lại giữ chức Viện trưởng Học viện Lục quân Đà Lạt (1976-1977), Viện trưởng Học viện Quân sự Cấp cao (1977-1989, nay là Học viện Quốc phòng Việt Nam), năm 1987, kiêm Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học Quân sự Bộ quốc phòng.
Từ năm 1990, ông là Viện trưởng Viện Chiến lược Quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam và giữ chức vụ này cho đến khi nghỉ hưu (1995).
Ông qua đời lúc 8 giờ sáng ngày 8 tháng 9 năm 2008 tại Hà Nội và được an táng tại nghĩa trang Mai Dịch.
Ngoài nắm giữ các chức vụ Tư lệnh các chiến dịch quan trọng, quản lý các Học viện quân sự, ông còn là một người thầy của nhiều thế hệ tướng lĩnh quân đội, một nhà nghiên cứu lịch sử quân sự và lý luận quân sự xuất sắc ở tầm chiến lược.
Ông được phong Giáo sư ngành Khoa học quân sự năm 1986, Nhà giáo nhân dân năm 1988.
Ông là tác giả của nhiều tác phẩm quân sự. Ngoài ra, ông còn là Ủy viên Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo Biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam.
Ông nghỉ hưu vào năm 1995, nhưng vẫn tham gia công tác nghiên cứu về khoa học quân sự.
Ông đã được Nhà nước Việt Nam đã tặng thưởng các huân chương:
Năm 2005, ông được Nhà nước Việt Nam tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho Cụm công trình về nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Ngày 17 tháng 10 năm 2023, ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.