Bạn đã sẵn sàng trở thành Khách hàng thành công tiếp theo của UrBox?
Bạn đã sẵn sàng trở thành Khách hàng thành công tiếp theo của UrBox?
Thẻ bảo hiểm y tế điện tử là một hình thức sử dụng thẻ BHYT trực tuyến thông qua ứng dụng bảo hiểm xã hội số VssID, ứng dụng định danh điện tử VNeID hoặc thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử. Theo đó người có thẻ BHYT có thể xuất trình thẻ BHYT điện tử thay cho thẻ BHYT giấy truyền thống khi đi khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở y tế.
VssID là ứng dụng bảo hiểm xã hội số của BHXH Việt Nam. Với hình thức này mỗi người tham gia chỉ cần tải ứng dụng VssID về điện thoại sau đó đăng ký tài khoản cá nhân để sử dụng mọi tiện ích của ứng dụng.
Khi đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT bệnh nhân thay vì xuất trình thẻ BHYT điện tử có thể xuất trình hình ảnh thẻ BHYT thông qua ứng dụng VssID. Các bước như sau:
Các bước sử dụng thẻ BHYT điện tử trên ứng dụng VssID
Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VssID.
Đăng nhập ứng dụng VssID bằng cách nhập mã số BHXH (đồng thời là mã số BHYT) và nhập mật khẩu.
Bước 2: Chọn chức năng thẻ BHYT.
Sau khi đăng nhập thành công ứng dụng hiển thị giao diện “Quản lý cá nhân”. Tại giao diện “Quản lý cá nhân” nhấn chọn chức năng “Thẻ BHYT” (1).
Bước 3: Nhấn chọn xem "hình ảnh thẻ" (2) bảo hiểm y tế.
Khi hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID (3) hiển thị bạn đưa cho cán bộ cơ sở y tế để kiểm tra thông tin và làm các thủ tục hưởng BHYT. Hình ảnh thẻ BHYT này có giá trị tương đương với thẻ BHYT giấy hay thẻ BHYT điện tử.
Thẻ bảo hiểm y tế điện tử có tính pháp lý và được công nhận là thẻ bảo hiểm y tế hợp lệ khi khám chữa bệnh. Thẻ bảo hiểm y tế điện tử được quy định tại Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi số 46/2014/QH13, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bên cạnh đó, mới đây Bộ Y tế cũng đã ban hành Công văn số 1843/BYT-BH ngày 10/4/2024 về việc tiếp đón người bệnh đi KCB BHYT sử dụng thẻ BHYT điện tử để đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT. Việc sử dụng thẻ BHYT điện tử khi đi khám chữa bệnh có nhiều lợi ích cho người tham gia và cơ quan quản lý, như tiết kiệm chi phí, thời gian, tránh mất mát, hỏng hóc, giả mạo thẻ, dễ dàng xác thực và tra cứu thông tin khám chữa bệnh.
Thẻ bảo hiểm y tế điện tử có tính an toàn cao khi sử dụng công nghệ sinh trắc học để xác thực nhân thân của người bệnh. Điều này giúp hạn chế được tình trạng lạm dụng, trục lợi từ thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Ngoài ra, thẻ bảo hiểm y tế điện tử cũng được mã hóa và bảo vệ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thẻ bảo hiểm y tế điện tử, người sử dụng cũng cần tuân thủ một số quy định và lưu ý sau đây:
- Không để lộ thông tin cá nhân và mã QR code của thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID cho người khác.
- Không chia sẻ hoặc cho mượn thiết bị di động có cài đặt ứng dụng VssID cho người khác.
- Không sử dụng VssID trên các thiết bị di động và trên mạng wifi công cộng không an toàn.
- Không cài đặt ứng dụng VssID từ các nguồn không chính thức hoặc không đáng tin cậy.
Khi gặp sự cố về ứng dụng VssID hoặc thẻ bảo hiểm y tế điện tử, người dùng cần liên hệ ngay với cơ quan BHXH (Hotline 19009068) để được hỗ trợ kịp thời.
App bảo hiểm y tế là một ứng dụng trên điện thoại thông minh giúp người dùng tra cứu thông tin về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, và sử dụng các dịch vụ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam một cách dễ dàng và tiện lợi. App bảo hiểm y tế cũng có thể thay thế cho thẻ bảo hiểm y tế giấy khi người dùng đi khám chữa bệnh.
Một số app bảo hiểm y tế phổ biến hiện nay là:
1) VssID là ứng dụng chính thức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Với VssID, người dùng có thể tra cứu thông tin cá nhân về bảo hiểm y tế, lịch sử thanh toán và các chế độ bảo hiểm. Người dùng cũng có thể tìm kiếm các cơ quan BHXH, số điện thoại liên hệ và các cơ sở y tế liên kết với BHXH.
2) VNeID là ứng dụng định danh điện tử của Bộ Công an, được xây dựng nhằm mục đích thay thế cho các giấy tờ cá nhân truyền thống bằng định danh điện tử trên ứng dụng. Đối với thẻ bảo hiểm y tế, người dân cần kích hoạt tài khoản lên mức độ 2 để có thể tự tích hợp thông tin thẻ BHYT của mình vào VNeID.
3) Các app ngân hàng: Một số app ngân hàng như VCB Digibank của Vietcombank, BIDV Smart Banking của BIDV, MB Bank của MB... cho phép người dùng đóng bảo hiểm y tế online ngay trên ứng dụng. Các app này không tra cứu được thông tin BHYT và không thể xuất trình thay thế cho thẻ BHYT giấy truyền thống.
Trong trường hợp bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế điện tử, khi đi khám chữa bệnh chỉ cần xuất trình thẻ như đối với việc xuất trình thẻ BHYT giấy mà không cần xuất trình thêm các giấy tờ gì khác.
Người khám chữa bệnh BHYT có thể sử dụng thẻ BHYT điện tử theo 2 cách sau:
1. Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT thông qua ứng dụng VssID.
2. Sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chip đã tích hợp thông tin BHYT.
Để sử dụng thẻ bảo hiểm y tế điện tử trên ứng dụng VNeID, người dùng cần có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 và thực hiện tích hợp thông tin thẻ BHYT cá nhân vào ứng dụng VNeID đã xác thực thành công. Sau đó bạn có thể làm theo các bước hướng dẫn sau đây:
Các bước xuất trình thẻ BHYT điện tử trên VNeID
Bước 1: Đăng nhập tài khoản VNeID.
Bước 2: Chọn mục “Ví giấy tờ” (1) sau đó chọn “Thẻ BHYT”(2).
Bước 3: Nhập mã Passcode để xác minh người dùng.
Bước 4: Xem thông tin thẻ BHYT đã được xác thực. Bạn chọn biểu tượng cài đặt (3) sau đó chọn "Xem thẻ bảo hiểm y tế" (4).
Bước 5: Xuất trình hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID cho nhân viên y tế.
Trên đây là những chia sẻ về thẻ bảo hiểm y tế điện tử và cách sử dụng từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH. EBH hy vọng có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất.
Từ 1/8/2022, chỉ thu phí không dừng trên các tuyến cao tốc. Vậy các chủ phương tiện có thể dán thẻ thu phí không dừng ở đâu? Dán thẻ thu phí không dừng tại nhà như thế nào, có mất phí không?...
VETC cho biết, hiện công ty này đang triển khai hỗ trợ khách hàng dán thẻ ở mọi nơi, từ các đại lý, trung tâm đăng kiểm, các trạm thu phí trên toàn quốc đến chính ngôi nhà của mỗi khách hàng.
Thu phí không dừng (ETC) là hình thức thu phí áp dụng công nghệ tự động nhận diện phương tiện di chuyển qua và trừ tiền vào tài khoản giao thông, vì vậy chủ xe không cần dừng lại tại các BOT để trả tiền.
Dán thẻ thu phí không dừng ở đâu?
Với nhu cầu sử dụng dịch vụ thu phí tự động ngày càng cao, VETC đã triển khai thêm rất nhiều điểm dán thẻ E-tag để luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người dùng.
1. Dán thẻ thu phí tự động tại các trạm thu phí
Để nâng cao sự tiện lợi, VETC bổ sung đội ngũ dán thẻ ở mỗi BOT giúp khách hàng có thể tiện đường di chuyển, tranh thủ dán trước khi đi qua trạm nếu có nhu cầu.
2. Dán thẻ thu phí tự động tại các đại lý:
Hệ thống đại lý của VETC bao gồm 73 cơ sở trải dài khắp các tỉnh thành phố, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy cơ sở gần và thuận tiện với mình nhất.
3. Dán thẻ ETC ở các trung tâm đăng kiểm:
Cũng như hệ thống các đại lý, điểm dán VETC ở các trung tâm đăng kiểm cũng phân bố ở các tỉnh thành trên toàn quốc. Với 31 địa điểm ở miền Bắc, 20 địa điểm tại miền Trung và 20 địa chỉ ở miền Nam, VETC chắc chắn khách hàng có thể dễ dàng tìm được điểm đăng ký gần nhất
4. Tự dán thẻ thu phí không dừng tại nhà
Ngoài 3 hình thức trên, hiện tại VETC hỗ trợ khách hàng tự dán tại nhà. Đây là hình thức tiện lợi nhất bởi khách có thể ở bất cứ đâu, chỉ cần điền thông tin cá nhân tại đây. Nhân viên VETC sẽ gọi điện xác nhận ngay sau đó và gửi thẻ đến địa chỉ khách hàng đã cung cấp.
Một số lợi ích của phương pháp này có thể kể đến:
- Tiết kiệm thời gian chờ đợi dán thẻ: dán dễ dàng trong 3 phút
- Nhận ngay 1 năm sử dụng dịch vụ cứu hộ 24/7 RSA (trị giá 275k) trên toàn quốc. An tâm trước mọi sự cố trên đường (phanh, điện, lái, động cơ, lốp, kích bình ắc quy…)
Tại sao nên sử dụng dịch vụ thu phí không dừng ETC?
Với tài xế: Tiết kiệm thời gian, giảm ùn tắc do không cần dừng lại xếp hàng chờ mua vé; giảm ô nhiễm môi trường nhờ tiết kiệm giấy in, khói bụi; không cần sử dụng tiền mặt, hạn chế tiếp xúc và dịch bệnh; Tiết kiệm nhiên liệu khi lưu thông trôi chảy Với nhà nước:Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển vì sự phát triển của xã hội; hỗ trợ Nhà nước xây dựng cơ sở dữ liệu giao thông quốc gia; dễ dàng quản lý chi phí, hoạt động của các BOT. Với nhà đầu tư BOT:Minh bạch, tránh thất thoát chi phí bởi các chur BOT dễ dàng đối soát nhờ thông tin lưu lại; tiết kiệm chi phí về con người và in ấn.
Với công nghệ hiện đại, đi qua làn thu phí ETC sẽ nhanh hơn làn thu phí MTC truyền thống khoảng 60 lần.