Chè Sơn Dương Việt Hưng

Chè Sơn Dương Việt Hưng

Việt Nam đã xuất khẩu 12.000 tấn chè trong đầu năm 2024 - Báo Lạng Sơn

Việt Nam đã xuất khẩu 12.000 tấn chè trong đầu năm 2024 - Báo Lạng Sơn

Sản lượng chè Việt Nam những năm gần đây

Theo thống kê, tình hình chè Việt Nam đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng về diện tích và thứ 6 trong bảng xếp hạng về sản lượng chè trên toàn thế giới. Năm 2017, với diện tích đất trồng chè là 129,3 nghìn ha. Trong đó cây chè được trồng nhiều nhất ở vùng Tây Bắc, Lâm Đồng và Thái Nguyên.

Trong những năm gần đây, ngành chè nước ta không chỉ có những chuyển biến tích cực về diện tích canh tác mà còn tích cực trong việc tăng cả về năng suất, sản lượng một cách đáng kể. Cả nước có gần 600 cơ sở sản xuất và cung ứng chè. Trong đó có thể kể đến các vùng trọng điểm chuyên canh như Thái Nguyên, Sơn La, Lâm Đồng.

Theo thống kê sản lượng thì sản xuất chè Việt Nam vào tháng 11 năm 2020 đạt 175.000 tấn, xấp xỉ bằng 180.000 tấn thấp hơn so với năm 2019 khoảng 5000 tấn.

Khả năng tiêu thụ chè trong nước ở mức ổn định là 45.000 tấn với giá bán ra thị trường là 150.000 đồng/kg. Hiện nay dòng chè Shan khá được ưa chuộng và có giá thành cao trong thị trường tiêu thụ. Doanh thu trong nước trong khoảng 315 triệu USD, xuất khẩu tiểu ngạch đạt 17 triệu USD trong tổng số 552 triệu USD doanh thu toàn ngành.

Xem thêm: Bật Mí: TOP Các Thương Hiệu Trà Nổi Tiếng Ở Việt Nam

Những sản phẩm chè chủ lực của Việt Nam hiện nay

Nếu phân loại theo phương pháp chế biến chè thì chúng ta có 6 loại trà là: trà trắng, trà xanh, trà vàng, trà đen, trà ô long và trà phổ nhĩ.

Trà Tân Cương Thái Nguyên là loại chè Việt Nam được mệnh danh là “Đệ nhất danh trà” bởi hương vị rất riêng của nó, khiến ai uống một lần sẽ nhớ mãi. Trà Tân Cương có búp thơm ngon, đậm đà cùng màu trà đẹp mắt. Để có được chén trà ngon khi thưởng thức thì phải hội tụ được các yếu tố sắc, hương, thần, vị. Và để có được những điều này thì người chế biến phải kỳ công trải qua các công đoạn như vò trà, sao trà và đánh hương cho trà,…

Trà đen là cái tên gọi khác của hồng trà, là loại trà được tiến hành cho lên men toàn phần, lá chè sẽ chuyển màu sắc từ màu xanh sang màu đen nhờ vào quá trình oxy hóa. Hồng trà có vị rất dễ uống, người uống hồng trà sẽ có nhiều lợi ích cho sức khỏe nên hồng trà đã trở thành một thứ thức uống không thể thiếu trong cuộc sống của phần lớn người biết đến lợi ích của loại trà này.

Trà shan tuyết là loại trà có búp trà to màu trắng xám, bên dưới của lá trà được bao phủ bởi 1 lớp lông tơ trắng, mịn. Trà shan tuyết có mùi hương thơm dịu, nước trà có màu vàng sánh như mật ong. Không giống với những loại trà khác mà ta thường thấy, trà Shan Tuyết là loại cây cổ thụ lâu năm thân gỗ to lớn, có những gốc trà lớn đến vài người ôm không xuể nên khi hái phải trèo lên cây. Cây trà này thường mọc ở những nơi có độ cao hơn 1200m so với mực nước biển, bao phủ xung quanh là mây mù, cùng với  nhiều yếu tố đặc biệt tinh túy khác đã tạo nên một loại trà Shan Tuyết “có một không hai”.

Nhắc đến cái tên hoa lài người ta sẽ liên tưởng ngay đến là loại trà ướp với hoa lài, một loại hoa có một mùi thơm tinh khiết và nồng nàn rất lôi cuốn. Hoa lài dùng để ướp trà sẽ được thu hái vào những buổi trưa nắng và hái khi hoa chưa kịp nở. Và đến tối, khi những cánh hoa đã được nở sẽ ướp trà và hoa lài để cho ra một hương trà đậm vị, nồng nàn khó phai. Trà nhài có màu nước là màu vàng trong, có vị chát dịu và thanh ngọt sâu ở hậu vị, khi nếm một ngụm trà hương thơm của hương hoa nhài nồng nàn đến nao lòng.

Trà hoa sen là tên gọi của một loại trà được ướp với hoa sen. Loại trà dùng để ướp có phương thức chế biến khá tỉ mỉ và công phu tạo sự kết hợp cùng với hoa sen thơm lừng, tinh khiết. Hoa sen ướp sẽ được tách ra để lấy đi phần hạt gạo rồi rải đều. Với mỗi một lớp trà sẽ được rải một lớp gạo sen. Ướp trà sẽ diễn ra liên tục từ  7-9 lần như thế, mỗi lần ướp xong như thế sẽ lại được đem đi sấy khô rồi mới ướp tiếp. Sau cùng kết quả sẽ cho ra một mẻ trà sen hảo hạng phục vụ cho những người yêu trà trong và ngoài nước.

Trà Ô Long với mùi thơm cực kỳ thu hút và hương vị ngọt ngào nên dễ dàng lấy được tình cảm của người thưởng Trà. Giống trà này khá đặc biệt nên chỉ có Lâm Đồng mới đủ điều kiện phát triển hoặc một số tỉnh ở vùng núi phía Bắc. Từ công đoạn trồng cho đến thu hoạch và chế biến đều dựa theo công nghệ hiện đại nên sản phẩm tạo ra đều đạt chuẩn chất lượng và đem đến những công dụng tốt cho sức khoẻ người dùng.

Xem thêm: 3 Loại Trà Đắt Nhất Việt Nam | Có Tiền Chưa Chắc Mua Chuẩn Trà Ngon

Tình hình thị trường tiêu thụ chè trong nước và quốc tế

Tình hình tiêu thụ cây chè Việt Nam chủ yếu vẫn là trong nước và xuất khẩu đến các thị trường ngoài nước dễ tính. Với thị trường tiêu thụ chè trong nước, chè được tiêu thụ mạnh vào các dịp lễ Tết và sự kiện quan trọng. Còn với thị trường xuất khẩu ngành chè có mức độ ổn định ở các thị trường như: Pakistan, Trung Quốc, Nga và Indonesia,… Với các thị trường khó tính như Mỹ, EU,.. thì ngành chè Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận bởi chè Việt Nam chưa đạt những yêu cầu khắt khe trong tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Xuất khẩu chè Việt Nam trong năm 2021

Trong 6 tháng đầu năm 2021 lượng chè Việt Nam xuất khẩu của cả nước đạt 58.090 tấn. Con số này tăng 0,3% so với lượng chè xuất khẩu cùng kỳ của năm 2020, thu về 94,86 triệu USD tăng 4,4%, giá trung bình đạt 1.632,9 USD tăng 41%.

Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan trong tháng 6/2021 cả nước có lượng chè xuất khẩu đạt 11.110 tấn, tương đương với thu về 19,57 triệu USD, giá trung bình tính được là 1.761 USD/ tấn tăng 9,8% về lượng và tăng 18,7% về kim ngạch so với tháng 5/2021, tăng 8,1% về giá. So với tháng 6/2020 thì giảm 7,8% về lượng và giảm 2,1% về kim ngạch nhưng tăng 5,8% về giá.

Pakistan vẫn là quốc gia đứng đầu về sức tiêu thụ chè của Việt Nam xuất khẩu sang, con số đạt trên 17.274 tấn, tương đương với 33,41 triệu USD, giá trung bình 1.933,9 USD/tấn, tăng 12% về lượng, tăng 14,4% về kim ngạch và tăng 2,1% về giá so với cùng kỳ năm 2020; chiếm 29,7% trong tổng lượng và chiếm 35,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước.

Đài Loan là thị trường thứ 2 mà Việt Nam xuất khẩu chè sang, trong 6 tháng đầu năm 2021 Việt Nam xuất khẩu lượng chè tăng 15 % và tăng 12,9% về kim ngạch nhưng lại giảm 2% về giá so với 6 tháng đầu của năm 2020, đạt 8.425 tấn, tương đương 12,98 triệu USD.

Thị trường thứ 3 mà Việt Nam xuất khẩu chè là Nga. Nga tiêu thụ sản lượng chè của Việt Nam đạt mức 6.501 tấn, tương đương với 10,33 triệu USD, giá 1.589 USD/tấn, giảm 11,8% về lượng, giảm 7% kim ngạch nhưng tăng 5,5% về giá so với cùng kỳ, chiếm 11% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước.

Thị trường tiêu thụ chè Việt Nam đáng chú ý nhất là Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2021 sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc có mức tăng mạnh 55% về lượng, tăng đến 59% về kim ngạch và giá tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2020, đạt mức 5.405 tấn, tương đương 8,39 triệu USD, giá 1.552,4 USD/tấn.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thực trạng thị trường chè Việt Nam cũng như tình hình sản xuất và xuất khẩu chè trong nước và ngoài nước hiện nay.