Chế Độ Cho Người Khuyết Tật

Chế Độ Cho Người Khuyết Tật

Theo thống kê cả nước hiện nay có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó có gần 29% là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. Chế độ bảo hiểm cho người khuyết tật được đặc biệt quan tâm, dưới đây là một số thông tin cần lưu ý để người khuyết tật được hưởng lợi ích tối đa.

Theo thống kê cả nước hiện nay có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó có gần 29% là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. Chế độ bảo hiểm cho người khuyết tật được đặc biệt quan tâm, dưới đây là một số thông tin cần lưu ý để người khuyết tật được hưởng lợi ích tối đa.

Hồ sơ thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng ra sao?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng như sau:

– Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội bao gồm:

+ Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

+ Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;

+ Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;

+ Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

– Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:

+ Tờ khai thông tin hộ gia đình theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

+ Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

+ Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội hoặc bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.

– Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:

+ Đơn của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) về đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;

+ Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

+ Bản sao Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc;

+ Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

+ Bản sao Sổ hộ khẩu của hộ gia đình người khuyết tật, nếu có;

+ Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;

+ Bản sao Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.

– Hồ sơ hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo quy định như sau:

+ Trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội, hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này;

+ Trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hồ sơ bao gồm: Bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con dưới 36 tháng tuổi.

Người khuyết tật nặng được hưởng chế độ gì?

Căn cứ Điều 44 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng như sau:

– Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

+ Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

– Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

+ Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;

+ Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;

+ Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

– Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.

– Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.

Như vậy, theo quy định trên đã thấy rằng người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật tặng sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bạn nhé. Bên cạnh đó, Nhà nước còn có chế độ hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật hàng tháng danh cho gia đình có người khuyết tật, người nhận nuôi dưỡng.

Chế độ bảo hiểm cho người khuyết tật

Chế độ bảo hiểm cho người khuyết tật nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng. Hiện nay, ngoài các chính sách bảo trợ xã hội các chính sách khi tham gia BHXH vẫn chưa thực sự có nhiều ưu đãi.

Chế độ bảo hiểm xã hội cho người khuyết tật

Chế độ bảo hiểm xã hội là các chế độ đặc biệt được quy định dành riêng cho người lao động tham gia BHXH. Đối với người khuyết tật khi tham gia BHXH cũng sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như đối với người bình thường khác. Cụ thể:

Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội gồm:

Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội gồm:

Tuy nhiên, do những đặc trưng về sức khỏe và khả năng lao động, khi hưởng một vài chế độ bảo hiểm xã hội người khuyết tật ở mức độ nặng ưu tiên hơn so với người lao động thông thường. Ví dụ có thể được về hưu sớm so với tuổi thông thường.

Chế độ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật

Chế độ bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật có những quy định đặc biệt. Theo đó, mức hưởng bảo hiểm y tế của người khuyết tật sẽ phụ thuộc vào mức độ khuyết tật.

Cụ thể, theo Luật Bảo hiểm y tế quy định người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.

Tại Điều 9, Nghị định 136/2013/NĐ-CP và Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và được cấp thẻ BHYT gồm người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng.

Chế độ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật.

Cụ thể về mức độ khuyết tật và xác định mức độ khuyết tật được quy định tại Điều 3 và Khoản 1, Khoản 3, Điều 4, Nghị định 28/2012/NĐ-CP như sau:

Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc, suy giảm từ 61% – 80%.

Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn, suy giảm 81% trở lên.

Đối với người khuyết tật nhẹ sẽ tham gia BHYT và hưởng các chế độ BHYT giống như những người bình thường. Cụ thể:

Khi khám chữa bệnh đúng tuyến được hưởng 100% mức hưởng của loại thẻ BHYT.

Trong trường hợp tự ý đi khám chữa bệnh không đúng tuyến mức hưởng là 40% chi phí khám chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trung ương và 100% tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện và tuyến tỉnh.

2.3 Chính sách trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật

Theo quy định tại Khoản 6, Điều 5, Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng trong đó có người khuyết tật. Cụ thể:

“Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật”

Căn cứ theo quy định tại Điều 6, và Điều 4  Nghị định 20/2021/NĐ-CP mức trợ cấp hàng tháng được tính như sau:

Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2021 là 360.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp cho người khuyết tật hằng tháng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:

Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;

Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;

Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

Lưu ý: Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp.

Chế độ bảo hiểm cho người khuyết tật là một trong những sách hữu ích hỗ trợ người lao động kém may mắn giúp họ có thể hòa nhập cộng đồng. Đồng thời những hỗ trợ này có ý nghĩa tích cực góp phần ổn định an sinh xã hội.

Tại Khoản 2 Điều 13 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung quy định trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này. Tại Điều 12 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung quy định người tham gia BHYT theo đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng thuộc nhóm 1 có thứ tự xếp trên người tham gia BHYT theo đối tượng người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng thuộc nhóm 3. Tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT quy định trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì được hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng có mức hưởng cao nhất. Đối chiếu các quy định nêu trên, trường hợp công ty ký hợp đồng lao động với người khuyết tật, thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT theo nhóm 1 (do người lao động và người sử dụng lao động đóng) thì công ty lập hồ sơ đăng ký đóng BHXH bắt buộc, BHYT đối với người khuyết tật theo hướng dẫn của cơ quan BHXH để người lao động được cấp thẻ với mức quyền lợi hưởng BHYT đối với người khuyết tật, thẻ BHYT đã cấp theo đối tượng người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng trước đó sẽ không còn giá trị sử dụng. Căn cứ quy định tại Điều 33 Luật Người khuyết tật thì người lao động khuyết tật không bị cắt trợ cấp xã hội hàng tháng. Khi người lao động khuyết tật nghỉ việc, công ty lập hồ sơ báo giảm lao động theo quy định, người lao động khuyết tật sẽ khai báo với UBND cấp xã để lập danh sách gửi cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT theo đối tượng người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng. Đề nghị công ty liên hệ cơ quan BHXH nơi công ty đóng BHXH để được hướng dẫn cụ thể

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 định nghĩa:

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

Trong đó, Điều 3 Luật Người khuyết tật quy định có 06 loại khuyết tật là: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói; Khuyết tật nhìn; Khuyết tật thần kinh, tâm thần; Khuyết tật trí tuệ; Khuyết tật khác. Đồng thời, người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:

– Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

– Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;

– Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng như trên.