Người Trung Quốc thường có thói quen gấp đôi một từ lên để nhấn mạnh. Theo đó, 萌萌哒 có nghĩa là cách nhấn mạnh một ai đó, một con vật hay đồ vật nào đó đáng yêu lắm, dễ thương lắm. Đây còn là một câu khẩu hiệu khi muốn mọi người cùng “bán manh”.
Người Trung Quốc thường có thói quen gấp đôi một từ lên để nhấn mạnh. Theo đó, 萌萌哒 có nghĩa là cách nhấn mạnh một ai đó, một con vật hay đồ vật nào đó đáng yêu lắm, dễ thương lắm. Đây còn là một câu khẩu hiệu khi muốn mọi người cùng “bán manh”.
Sao cheo địa chỉ liên kết Sao chép
Y học hiện nay đang phát triển từng ngày, nếu bạn đang học tập và làm việc trong lĩnh vực này thì chắc chắn bạn cần cập nhật, trau dồi những kiến thức mới trên thế giới liên tục. Lúc này tiếng Anh chuyên ngành Y thực sự cần thiết.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Chuyên về công cụ hỗ trợ thực hành (tools), cập nhật phác đồ điều trị (protocols), hướng dẫn về thủ thuật (procedures), tra cứu về thuốc (drugs) và xét nghiệm (tests), sơ đồ tiếp cận (approach algorithm). Giúp cải thiện tốc độ và độ chính xác trong chẩn đoán và điều trị.
Có bao giờ khi xem một chương trình truyền hình hay các bình luận trên mạng xã hội Weibo, có rất nhiều từ/cụm từ khiến bạn tự hỏi: “Đây là cái gì vậy trời?”. Có thể bạn đã gặp phải một số "từ lóng tiếng Trung" mà giới trẻ Trung Quốc hay sử dụng.
“Từ lóng” là những từ thay đổi theo hoàn cảnh nhu cầu của người dùng. Tiếng Trung cũng có một hệ thống “từ lóng” rất phong phú và được sử dụng rộng khắp trên mạng, trong tác phẩm văn hoá nghệ thuật cũng như trong đời sống hằng ngày. “Ôm đùi”, “vuốt mông ngựa”, “bán manh”,... những từ này do đâu mà có và nghĩa của chúng là gì?
Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu một số từ lóng tiếng Trung trong khẩu ngữ tiếng Trung hiện đại thường gặp. Hy vọng lần tới gặp chúng trong các văn bản hoặc khi giao tiếp với người Trung Quốc bạn sẽ đỡ bỡ ngỡ.
作 “zuō” trong trường hợp này có nghĩa là “hành động ngớ ngẩn hoặc táo bạo”. Câu nói này có nghĩa là nếu bạn không làm điều gì đó ngớ ngẩn, thì bạn sẽ không bị hậu quả xấu. Dân mạng Trung Quốc còn dùng một câu “tiếng Anh bồi” để nói là “No zuo no die”. Đây là tiếng lóng trong khẩu ngữ tiếng Trung hiện đại được sử dụng rất nhiều hiện nay.
/Wǒ kǎoshì zuòbì bèi dāngmiàn zhuā zhù, xiànzài wǒ de chéngjī bèi qǔxiāo le./
Tôi gian lận lúc kiểm tra bị bắt được, hiện tại thành tích của tôi bị huỷ bỏ.
B: 不作不死啊。/Bù zuō bú sǐ a./ Không làm thì đã không sao rồi!
Sử dụng từ lóng tiếng Trung không chỉ giúp bạn hiểu các từ ngữ giao tiếp thông thường, mà điều này còn cải thiện được khả năng nghe hiểu tiếng Trung cũng như mở rộng vốn từ cho bạn. Giờ bạn đã có vốn từ lóng tiếng Trung hữu ích trong kho từ vựng của mình rồi, hãy thử áp dụng ngay với bạn bè của bạn xem sao nhé.
Cụm từ này ban đầu xuất phát từ một cuộc tranh luận giữa những người hâm mộ bóng rổ, nghĩa đen của nó là nếu bạn giỏi thì mời bạn làm, mời bạn lên trước. Nghe thì có vẻ lịch sự, nhưng cụm từ này thường được dùng với nghĩa: nếu bạn có thể thì làm đi, còn nếu không thì im đi.
Nó tương đương với câu “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe” trong tiếng Việt. Còn một câu tương đương trong tiếng Anh là “you can you up!”.
A: 我觉得他做的不够好。/Wǒ jué de tā zuò de bú gòu hǎo./ Tôi cảm thấy anh ấy làm chưa đủ tốt.
B: 你行你上啊。/Nǐ xíng nǐ shàng a./Vậy bạn giỏi thì làm đi. 你行你上 là câu tiếng lóng thường sử dụng trong những cuộc tranh cãi
“Ôm đùi” là tiếng lóng trong khẩu ngữ tiếng Trung hiện đại dùng để chỉ việc dựa vào người có ưu thế (có tiền, có quyền chẳng hạn) để hưởng lợi. Nói nôm na thì “ôm đùi” cũng giống như “dựa hơi” trong tiếng Việt, đều là hành động thu lợi từ lợi thế của người khác. Từ này thường dùng pha chút hài hước, kiểu:
大神,抱大腿求福利. /Dàshén, bào dàtuǐ qiú fúlì./ Đại thần, ôm đùi cầu phúc lợi.
Câu này nghĩa là này cái người tài giỏi kia ơi, làm ơn cho dựa hơi chấm mút tí lợi lộc.
Trong giới giải trí, “ôm đùi” còn dùng để chỉ những nghệ sĩ chưa nổi tiếng dựa vào các ngôi sao, các nhà sản xuất, đạo diễn đã nổi tiếng để hưởng lợi. Cách dùng này thường mang nghĩa xúc phạm, miệt thị.
Về nguồn gốc, năm 1998, trong một trận đấu bóng đổ, huấn luận viên Jeff Van Gundy (đội New York Knicks, Mỹ) vì bảo vệ cầu thủ của mình mà chạy vào sân ôm đùi cầu thủ Alonzo Mourning của đội bạn. Từ đó, dân mạng Trung Quốc bắt đầu dùng từ “ôm đùi”.
Cư dân mạng Trung Quốc thường sử dụng meme 抱大腿
“Vuốt mông ngựa” là cách người Trung Quốc dùng để chỉ hành động nịnh nọt, tâng bốc, ca ngợi ai đó để người đó vui, hòng đạt được chút lợi ích. Tỉ như những người làm ăn thường “vuốt mông ngựa” với các nhà lãnh đạo chính trị để công việc hanh thông hơn một tí.
世人都爱拍马屁. /Shìrén dōu ài pāi mǎpì./ Người đời đều thích vuốt mông ngựa.
Có nhiều cách lý giải nguồn gốc của cụm từ “vuốt mông ngựa”. Trong đó có một thuyết cho là liên quan đến du mục Mông Cổ. Du mục Mông Cổ thường lấy việc nuôi được ngựa tốt làm tự hào. Những lúc dắt ngựa gặp nhau, người ta thường vỗ vỗ mông ngựa đối phương, tán thưởng mấy câu ngựa khoẻ ngựa đẹp. Có người, vì muốn lấy lòng đối phương, mặc kệ ngựa đẹp ngựa xấu, đều không tiếc lời ca ngợi. Từ “vuốt mông ngựa” từ đó mà ra.
“Bán manh” nghĩa là tỏ vẻ dễ thương, thường dùng nhất là khi chụp ảnh. Từ “manh” - 萌 - này vốn có nghĩa là cây cỏ nảy mầm, nhưng ngày nay nhiều người Trung Quốc dùng nó để chỉ độ đáng yêu của một người, một đồ vật hay con vật. Do đó 卖萌 có nghĩa là tỏ vẻ dễ thương
拍张自拍,卖萌一下! /Pāi zhāng zìpāi, màiméng yīxià!/ Chụp một tấm hình nào, bán manh đi! Về nguồn gốc, từ này được cho là từ mượn gốc Nhật, tiếng Nhật làもえ(moe) nghĩa là dễ thương. Người hâm mộ truyện tranh (manga) và hoạt hình (anime) Nhật Bản đã sử dụng từ này trước khi nó phổ biến trong công chúng.